Gần hết năm rồi, vấn đề được người lao động quan tâm nhất bây giờ là lương tháng 13, thưởng tết. Vậy thưởng tết hay lương tháng 13 được tính như thế nào. Xin mời quý khách cùng tìm hiểu về vấn đề Chế độ thưởng Tết năm 2022 người lao động cần biết trong bài viết dưới đây.
Xem thêm:
>> Công ty không thưởng lương tháng 13 cho người lao động do dịch Covid có vi phạm pháp luật không?
>> 10 điểm mới về lương, thưởng từ năm 2021 NLĐ cần biết (Phần 1)
>> 10 điểm mới về lương, thưởng từ năm 2021 NLĐ cần biết (Phần 2)
Chế độ thưởng Tết năm 2022 người lao động cần biết.
Chế độ thưởng Tết năm 2022 người lao động cần biết
Tại Điều 104 Bộ Luật lao động 2019 quy định tiền thưởng là khoản tiền mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động
Có thể hiểu việc thưởng Tết âm lịch không phải là quy định bắt buộc doanh nghiệp phải thực hiện. Người sử dụng lao động có thể thưởng hoặc không. Trường hợp có thưởng thì mức thưởng cũng sẽ do người sử dụng lao động quyết định dựa trên những tiêu chí đánh giá về mức độ hoàn thành công việc của người lao động cũng như kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Điều 104. Thưởng
1. Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Trường hợp được thưởng Tết 2022, ngoài thưởng bằng tiền mặt, doanh nghiệp có thể thưởng cho nhân viên bằng hiện vật. Như sản phẩm của doanh nghiệp xản suất ra hay thưởng vé du lịch, vé tàu xe để về quê; hoặc các hiện vật có giá trị như: đồ gia dụng, xe máy, ôtô…
Ngoài ra, pháp luật hiện hành không có bất cứ quy định nào về lương tháng 13 và không phải doanh nghiệp nào cũng có lương tháng 13. Doanh nghiệp chỉ bắt buộc phải chi trả lương tháng 13 nếu trước đó có thỏa thuận trong hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể. Hiện nay, lương tháng 13 thường được xác định theo hai cách, theo mức bình quân tiền lương trong năm, hoặc theo mức lương tháng 12 của người lao động.
Theo Kế hoạch 146/KH-TLĐ nêu rõ, cụ thể: Tết 2022, người lao động có đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) tại doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập có đóng kinh phí công đoàn; cán bộ, công chức, viên chức có hoàn cảnh khó khăn được chăm lo, thăm hỏi từ nguồn tài chính công đoàn với mức 300 nghìn đồng/người.
Tổng số nguồn kinh phí dự kiến: 8.000.000 (người) x 300.000đ/người = 2.400.000.000.000 đ (Hai nghìn bốn trăm tỷ đồng).
Như vậy, theo quy định trên dự kiến tám ngàn người thuộc hai đối tượng được hưởng số tiền thăm hỏi là 300 nghìn đồng/người gồm: người lao động có đóng BHXH tại doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài công lập có đóng kinh phí công đoàn và Cán bộ, công chức, viên chức có hoàn cảnh khó khăn.
Những quyền lợi người lao động được hưởng khi đi làm vào những ngày nghỉ lễ, tết
Pháp luật quy định cụ thể quyền lợi của người lao động đi làm vào những ngày nghỉ lễ, tết. Theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019:
Điều 98. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
Như vậy: Người lao động được nghỉ làm việc và hưởng nguyên lương 05 ngày Tết Âm lịch. Nếu ngày nghỉ này trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì người lao động được nghỉ bù vào ngày kế tiếp.
Theo đó, khoản 1 Điều 97 Bộ luật Lao động 2019 quy định: Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm; Nếu đi làm vào đúng ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ. Do đó, nếu người lao động làm thêm giờ trong ngày Tết Âm lịch sắp tới sẽ được hưởng tối thiểu 400% tiền lương ngày làm việc bình thường. Theo qui định, người lao động được nghỉ làm trong suốt những ngày nghỉ Tết Âm lịch. Trường hợp do đặc thù công việc hoặc thực hiện theo sự phân công, sắp xếp của người sử dụng lao động mà người lao động vẫn đi làm vào những ngày này thì sẽ được tính là làm thêm giờ và hưởng lương làm thêm giờ.
Theo Khoản 3 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP nêu rõ: Người lao động làm thêm giờ vào ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần thì được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết. Trường hợp làm thêm giờ vào ngày nghỉ bù khi ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ hằng tuần.
Điều 105 Bộ luật Lao động 2019 quy định thời giờ làm việc bình thường như sau:
- Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
- Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần. Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động.
- Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan.
Theo điểm b Khoản 1 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, Mức ít nhất bằng 150% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày thường; mức ít nhất bằng 200% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ hằng tuần; mức ít nhất bằng 300% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, chưa kể tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
Trong một số trường hợp (quốc phòng, an ninh), người sử dụng lao động có thể yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 –Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư