10 điểm mới về lương, thưởng từ năm 2021 NLĐ cần biết (Phần 2)
Có được đơn phương chấm dứt HĐLĐ với người lao động do dịch bệnh?
Người lao động nước ngoài bắt buộc phải có giấy phép lao động không?
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, Bộ luật lao động 2019 sẽ có hiệu lực và thay thế cho Bộ luật lao động 2012. Bài viết dưới đây sẽ cập nhập 10 điểm mới về lương, thưởng từ năm 2021 người lao động cần biết.
Căn cứ khoản 2 Điều 94 Bộ luật lao động 2019 về không được can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động như sau:
“2. Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.”
Căn cứ Điều 95 Bộ luật lao động 2019 về việc trả lương cho người lao động như sau:
“1. Người sử dụng lao động trả lương cho người lao động căn cứ vào tiền lương đã thỏa thuận, năng suất lao động và chất lượng thực hiện công việc.
2. Tiền lương ghi trong hợp đồng lao động và tiền lương trả cho người lao động bằng tiền Đồng Việt Nam, trường hợp người lao động là người nước ngoài tại Việt Nam thì có thể bằng ngoại tệ.
3. Mỗi lần trả lương, người sử dụng lao động phải thông báo bảng kê trả lương cho người lao động, trong đó ghi rõ tiền lương, tiền lương làm thêm giờ, tiền lương làm việc vào ban đêm, nội dung và số tiền bị khấu trừ (nếu có).”
Căn cứ khoản 2 Điều 96 Bộ luật lao động 2019 về việc người sử dụng lao động phải chịu chi phí mở tài khoản cho người lao động nếu trả lương qua ngân hàng như sau:
“2. Lương được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng.
Trường hợp trả lương qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng thì người sử dụng lao động phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương.”
Căn cứ khoản 4 Điều 97 Bộ luật lao động 2019 về lãi suất khi tính tiền đền bù do chậm trả lương cho người lao động như sau:
“4. Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.”
Căn cứ khoản 3 Điều 99 Bộ luật lao động 2019 về tiền lương ngừng việc như sau:
“3. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như sau:
a) Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;
b) Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.”
Hy vọng những thông tin trên đây đã giải đáp được những vướng mắc liên quan đến 10 điểm mới về lương, thưởng từ năm 2021 NLĐ cần biết (Phần 1). Để có thể được tư vấn chi tiết hơn về các trường hợp cụ thể, Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn