Mức lương của hợp đồng thử việc là bao nhiêu?
Doanh nghiệp phải làm gì khi chấm dứt Hợp đồng lao động?
Doanh nghiệp có bị phạt khi báo tăng/giảm lao động muộn?
Nhu cầu tuyển dụng người lao động nước ngoài (NLĐNN) hiện vẫn đang là nhu cầu chung của rất nhiều doanh nghiệp. Vậy NLĐNN bắt buộc phải có giấy phép lao động không? Theo quy định tại Điều 169 Bộ Luật Lao động 2012 về điều kiện của lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có nêu rõ:
“1. Lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Có trình độ chuyên môn, tay nghề và sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc;
c) Không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài;
d) Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ các trường hợp theo quy định tại Điều 172 của Bộ luật này.
2. Lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải tuân theo pháp luật lao động Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác và được pháp luật Việt Nam bảo vệ.”
Ngoài ra, không phải bất kỳ doanh nghiệp nào cũng được phép tuyển dụng lao động là người nước ngoài. Theo hướng dẫn tại Điều 170 Bộ Luật Lao động 2012, điều kiện tuyển dụng lao động là công dân nước ngoài như sau:
“1. Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà thầu trong nước chỉ được tuyển lao động là công dân nước ngoài vào làm công việc quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật mà lao động Việt Nam chưa đáp ứng được theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh.
2. Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà thầu nước ngoài trước khi tuyển dụng lao động là công dân nước ngoài vào làm việc trên lãnh thổ Việt Nam phải giải trình nhu cầu sử dụng lao động và được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”
Trên đây là một số thông tin giải đáp về vấn đề người lao động nước ngoài bắt buộc phải có giấy phép lao động không? Chi tiết hơn về nội dung này bạn có thể trực tiếp trao đổi cùng PhanLaw VietNam thông qua các phương thức liên hệ dưới đây:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn