Chi phí ly hôn 2024 là bao nhiêu?
Chi phí ly hôn không có một mức xác định mà phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm chi phí thực hiện các thủ tục tại Tòa án và chi phí thuê luật sư, chuyên viên. Chi phí tại Tòa án bao gồm phí thực hiện các thủ tục khi nộp đơn (hay còn gọi là án phí ly hôn) và các chi phí phát sinh khác trong quá trình giải quyết đơn, tham gia tố tụng tại phiên tòa.
Án phí ly hôn phụ thuộc vào quy trình xét xử tại Tòa án và giá trị của tài sản mà vợ chồng tranh chấp, với mức tối thiểu là 300.000 đồng. Bên cạnh đó, quá trình ly hôn còn có các chi phí phát sinh khác trong quá trình giải quyết đơn ly hôn, tham gia tố tụng như chi phí giám định, dịch thuật,…
Nếu có sự hỗ trợ từ luật sư hoặc chuyên viên pháp lý, sẽ có chi phí phát sinh, gọi là phí luật sư. Phí luật sư ly hôn bao gồm chi phí tư vấn, lập phương án giải quyết ly hôn, phí dịch vụ soạn thảo văn bản và chuẩn bị hồ sơ, chứng cứ, cũng như các chi phí đi lại và phí dịch vụ tranh tụng tại phiên tòa (nếu có).
Cách tính phí thuê luật sư ly hôn
Như phân tích trên, chi phí ly hôn có thể bao gồm phí thuê luật sư ly hôn.
Phí thuê luật sư ly hôn có thể cao hoặc thấp, được tính dựa trên các yếu tố như sau:
- Yêu cầu ly hôn của vợ, chồng và phạm vi công việc mà luật sư cần thực hiện. Ví dụ, trong các trường hợp ly hôn đơn phương, yêu cầu nuôi con hoặc phân chia tài sản, luật sư cần tham gia vào việc thu thập chứng cứ và tham dự phiên tòa, phí thuê luật sư ly hôn thường cao hơn.
- Độ phức tạp của vụ việc. Nếu khách hàng không có đủ tài liệu và chứng cứ để hỗ trợ yêu cầu phân chia tài sản hoặc quyết định về việc nuôi con, công việc của luật sư sẽ phức tạp hơn và phí thuê luật sư cũng sẽ tăng lên.
- Vị trí địa lý nơi thực hiện thủ tục ly hôn. Phí luật sư ly hôn có thể khác nhau giữa các khu vực, ví dụ như giữa nội thành và ngoại thành.
- Kinh nghiệm, uy tín và danh tiếng của luật sư cũng ảnh hưởng đến phí thuê luật sư ly hôn. Những luật sư có kinh nghiệm và uy tín thường có mức phí cao hơn.
Các thủ tục giải quyết ly hôn 2024
Vợ chồng có thể đồng thuận ly hôn hoặc ly hôn đơn phương. Trong trường hợp ly hôn đồng thuận, khi không có sự tranh chấp về con cái hoặc tài sản, vợ chồng sẽ tiến hành thủ tục yêu cầu giải quyết dân sự về việc ly hôn. Đơn yêu cầu giải quyết ly hôn cần phải tuân theo mẫu được ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP, được sửa đổi bởi Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP.
Trong trường hợp ly hôn đơn phương, vợ chồng sẽ phải tiến hành thủ tục khởi kiện theo Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Khi Tòa án nhận đơn khởi kiện, vụ án sẽ được xem xét dựa trên các yêu cầu, ý kiến và chứng cứ của cả hai bên. Nếu có sự tranh chấp liên quan đến con cái hoặc tài sản, thời gian giải quyết vụ án có thể kéo dài và chi phí ly hôn cao hơn.
Trên thực tế, vợ chồng nên tìm kiếm ý kiến tư vấn từ các luật sư, chuyên viên pháp lý có kinh nghiệm. Sự hỗ trợ từ luật sư và chuyên viên pháp lý ngay từ đầu sẽ giúp vợ chồng hiểu rõ về các thủ tục và bước tiếp theo cần thực hiện, đồng thời dự phòng và chuẩn bị cho những tình huống xấu có thể xảy ra. Họ cũng sẽ được đề xuất các phương án ứng phó cần thiết, giúp đảm bảo quá trình giải quyết ly hôn diễn ra một cách hiệu quả và nhanh chóng hơn.
Trên đây là nội dung tư vấn sơ bộ của Phan.vn về chi phí ly hôn mới nhất tại thời điểm bài viết. Tùy theo vụ việc cụ thể của mỗi người, cũng như, theo tùy sự thay đổi chính sách, pháp luật, mà thông tin tư vấn trên sẽ có những thay đổi, khác biệt. Nếu có nhu cầu tư vấn, hỗ trợ chi tiết, Quý Khách hàng vui lòng liên hệ Chúng tôi theo thông tin dưới đây:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư