Kính gửi Văn phòng luật Phan Law Vietnam. Tôi hiện tại ở Bình Phước và muốn thành lập doanh nghiệp để kinh doanh vậy không biết phải tới cơ quan đăng ký kinh doanh nào? Và ở đâu để đăng ký. Mong nhận được tư vấn sớm của luật sư.
Xin chân thành cảm ơn.
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng để chia sẻ thắc mắc của mình đến Phan Law Vietnam. Đối với trường hợp mà bạn đang gặp phải, chúng tôi xin phép được giải đáp thắc mắc và tư vấn dựa trên những quy định của pháp luật hiện hành như sau:
Cơ quan đăng ký kinh doanh
Trong bất kỳ nền kinh tế nào trên thế giới, việc quản lý và đăng ký thông tin về các hoạt động kinh doanh là một phần quan trọng của hệ thống hỗ trợ sự phát triển và điều hành của các doanh nghiệp. Để thúc đẩy sự minh bạch, tính hợp pháp và tạo điều kiện cạnh tranh công bằng, hầu hết các quốc gia và khu vực trên thế giới đã thành lập các cơ quan đăng ký kinh doanh. Những cơ quan này có nhiệm vụ quản lý, theo dõi, và cung cấp thông tin về hàng ngàn doanh nghiệp hoạt động trong lãnh thổ của họ.
Cơ quan đăng ký kinh doanh không chỉ đơn giản là nơi đăng ký tên và địa chỉ của một doanh nghiệp mới. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc xác minh tính hợp pháp của các doanh nghiệp, thu thuế, bảo vệ quyền của người tiêu dùng, và đảm bảo rằng các doanh nghiệp tuân thủ các quy định pháp luật về kinh doanh. Thông qua quá trình đăng ký và quản lý thông tin, cơ quan đăng ký kinh doanh hỗ trợ việc phát triển và duy trì một môi trường kinh doanh ổn định và có trật tự.
Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu về chức năng của Cơ quan đăng ký kinh doanh, cũng như tầm quan trọng của họ đối với sự phát triển và quản lý doanh nghiệp trong một nền kinh tế.
Theo Điều 14 Nghị định 01/2021/NĐ-CP có quy định về Cơ quan đăng ký kinh doanh như sau:
– Cơ quan đăng ký kinh doanh được tổ chức ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) và ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), bao gồm:
+ Ở cấp tỉnh: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư (sau đây gọi chung là Phòng Đăng ký kinh doanh).
Lưu ý: Phòng Đăng ký kinh doanh có thể tổ chức các điểm để tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thuộc Phòng Đăng ký kinh doanh tại các địa điểm khác nhau trên địa bàn cấp tỉnh;
+ Ở cấp huyện: Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (sau đây gọi chung là Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện).
=> Ngoài ra, Cơ quan đăng ký kinh doanh có tài khoản và con dấu riêng.
Cho nên, khi bạn muốn đăng ký thành lập doanh nghiệp để kinh doanh nếu là đăng ký các loại hình doanh nghiệp như: công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh thì nộp hồ sơ đăng ký tại Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi công ty/doanh nghiệp đặt trụ sở chính, ở đây cơ quan cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho bạn.
Còn nếu bạn muốn đăng ký hộ kinh doanh thì nộp hồ sơ đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đặt địa điểm hoạt động kinh doanh hộ gia đình, đây chính là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy đăng ký hộ kinh doanh cho bạn.
Hồ sơ và thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp/hộ gia đình tham khảo tại Luật Doanh nghiệp 2020 và Nghị định 01/2021/NĐ-CP.
Thẩm quyền của Cơ quan đăng ký kinh doanh
Theo quy định tại khoản 1 Điều 216 Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều 15, 16 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về Cơ quan đăng ký kinh doanh có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Giải quyết việc đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
- Phối hợp xây dựng, quản lý Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; công khai, cung cấp thông tin cho cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân có yêu cầu theo quy định của pháp luật;
- Yêu cầu doanh nghiệp báo cáo về việc tuân thủ quy định của Luật này khi xét thấy cần thiết; đôn đốc việc thực hiện nghĩa vụ báo cáo của doanh nghiệp;
- Trực tiếp hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, giám sát doanh nghiệp theo nội dung trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp;
- Chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, không chịu trách nhiệm về những vi phạm của doanh nghiệp xảy ra trước và sau khi đăng ký doanh nghiệp;
- Xử lý vi phạm quy định của pháp luật về đăng ký doanh nghiệp; thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và yêu cầu doanh nghiệp làm thủ tục giải thể theo quy định của Luật này;
- Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan đăng ký kinh doanh không chỉ dừng chấm dứt tại thời điểm khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp mà còn tiếp tục được thực hiện trong quá trình doanh nghiệp đã đi vào sản xuất, kinh doanh.
Trên đây là tư vấn của Phan Law Vietnam xin được thông tin đến quý khách. Nếu còn vướng mắc hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ thông tin dưới đây để có thể được giải đáp nhanh nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư