Con riêng của mẹ có thể được hưởng thừa kế của mẹ
Theo quy định pháp luật, con đẻ đương nhiên thuộc hàng thừa kế thứ 1 của cha mẹ ruột. Theo Điều 651 Bộ luật dân sự 2015, những người hưởng di sản thừa kế theo pháp luật được chia thành 03 hàng thừa kế sau đây:
- Hàng thừa kế thứ 1 gồm vợ chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, con đẻ, con nuôi;
- Hàng thừa kế thứ 2 gồm ông bà nội ngoại, anh chị em ruột, cháu ruột gọi người chết là ông bà nội ngoại;
- Hàng thừa kế thứ 3 gồm cụ nội ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì ruột, cháu ruột gọi người chết là bác, chú, cậu, cô, dì, ruột, chắt ruột gọi người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Do đó, theo pháp luật, con riêng của mẹ sẽ được quyền hưởng di sản của mẹ, do họ có mối quan hệ mẹ con ruột thịt.
Ngay cả khi người mẹ để lại di chúc không cho con riêng của mình được hưởng di sản, thì người con riêng đó vẫn được hưởng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, mà không phụ thuộc nội dung di chúc, trong trường hợp:
- Con chưa thành niên; hoặc
- Con thành niên mà không có khả năng lao động.
Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc
1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.
2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.”
Bộ luật dân sự 2015.
Khi nào con riêng của mẹ không được thừa kế từ mẹ?
Theo khoản 1 Điều 621 Bộ luật dân sự 2015, con riêng của mẹ sẽ không có quyền hưởng di sản từ mẹ trong những trường hợp sau:
– Bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
– Vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
– Bị bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
– Có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
Lưu ý, những trường hợp trên vẫn có thể được hưởng di sản, nếu người để lại di sản, cha ruột, mẹ kế đã biết nhưng vẫn cho con riêng hưởng di sản theo di chúc.
Do đó, nếu con riêng của mẹ thuộc các trường hợp trên, mà không có di chúc để lại di sản, cũng không thuộc trường hợp đương nhiên được hưởng di sản không phụ thuộc vào di chúc, thì con riêng của mẹ có thể bị truất quyền hưởng di sản từ mẹ.
Dịch vụ tư vấn thừa kế tại Phan Law Vietnam
Với sự hiểu biết sâu sắc về luật pháp và các quy định về thừa kế của Việt Nam, đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý của Văn phòng Luật sư Phan Law Vietnam sẵn lòng hỗ trợ Quý Khách hàng trong mọi khía cạnh của quá trình thừa kế.
Chúng tôi không chỉ giải đáp các vướng mắc của Quý Khách hàng về thừa kế một cách cẩn thận và hiệu quả, mà còn cung cấp các giải pháp linh hoạt, phù hợp với nhu cầu cụ thể của gia đình và cá nhân Quý Khách hàng.
Dịch vụ tư vấn thừa kế của chúng tôi bao gồm:
- Tư vấn lập kế hoạch thừa kế: Chúng tôi sẽ làm việc cùng Quý Khách hàng để hiểu rõ những mục tiêu và mong muốn của Quý Khách hàng, từ đó thiết kế và thực hiện các giải pháp phù hợp nhất cho kế hoạch thừa kế.
- Tư vấn phân chia di sản và giải quyết tranh chấp: Trong trường hợp phát sinh tranh chấp hoặc khúc mắc liên quan đến thừa kế, chúng tôi sẽ hỗ trợ Quý Khách hàng trong việc giải quyết một cách công bằng và hiệu quả, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của Quý Khách hàng.
Với cam kết mang lại sự đảm bảo và sự chăm sóc tận tình nhất, Phan Law Vietnam sẵn lòng đồng hành cùng Quý Khách hàng trên hành trình quan trọng này.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư