Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác. Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà di sản này được chia cho người khác hưởng theo di chúc hoặc quy định pháp luật. Dưới đây là bài viết về Di sản thừa kế là gì? Ai được hưởng di sản này? Mời các bạn cùng tham khảo.
Di sản thừa kế là gì?
Di sản thừa kế là tài sản và quyền lợi pháp của một người nhận được từ người đã mất và mà người đó có quyền kế thừa theo quy định. Khi một người chết, di sản của họ có thể được chuyển nhượng cho những người được xác định trước đó trong di chúc hoặc theo quy định của pháp luật. Những người nhận di sản được gọi là người hưởng thừa kế.
Di sản thừa kế có thể bao gồm các tài sản vật chất như tiền mặt, bất động sản, phương tiện giao thông, trang sức và cũng có thể bao gồm các tài sản vô hình như quyền sở hữu trí tuệ, quyền tác giả, quyền sử dụng tên thương hiệu và các quyền lợi khác.
Di sản thừa kế của người mất để lại có thể được chia theo di chúc của người đó nếu họ đã lập di chúc trước khi mất. Trái lại, nếu không có di chúc hoặc di chúc không hợp lệ, thì di sản thừa kế sẽ được phân chia theo quy định của pháp luật về kế thừa kế trong Bộ luật Dân sự 2015. Các trường hợp được hưởng theo pháp luật quy định tại Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015, bao gồm:
1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc;
b) Di chúc không hợp pháp;
c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Ai được hưởng di sản này?
Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế (quy định tại Điều 613 Bộ luật Dân sự 2015).
Tuy nhiên, còn tùy theo từng trường hợp là thừa kế theo di chúc hay thừa kế theo pháp luật mà người được hưởng di sản thừa kế được quy định cụ thể như sau:
Người hưởng thừa kế theo di chúc
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Nếu người chết đã lập di chúc trước khi mất, họ có quyền xác định ai sẽ được thừa kế di sản của mình. Trên cơ sở di chúc, người thừa kế có thể là con cái, vợ/chồng, người thân, bạn bè hoặc tổ chức phi lợi nhuận mà người chết muốn để lại tài sản cho họ.
(Để hiểu ró hơn, mọi người có thể tham khảo các quy định về di chúc tại Chương XXII của Bộ luật Dân sự 2015).
Người hưởng thừa kế theo pháp luật
Trong trường hợp không có di chúc hoặc di chúc không hợp lệ,… đã nêu trong Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 ở trên, di sản người mất để lại sẽ được chia theo pháp luật. Người thừa kế theo pháp luật được quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 gồm những hàng thừa kế như sau:
Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Cần phải lưu ý: Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Ngoài ra, những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Dịch vụ hỗ trợ chi di sản thừa kế tại Phan Law Vietnam
Nếu bạn gặp tranh chấp hoặc xung đột giữa các người thừa kế liên quan đến việc chia di sản, hoặc di sản ở nước ngoài, di sản về quyền sở hữu trí tuệ, hay gặp phải trường hợp không có di chúc hoặc di chúc không hợp lệ,… Phan Law Vietnam có kinh nghiệm về lĩnh vực này có thể đại diện cho bạn và bảo vệ quyền lợi của bạn trong quá trình pháp lý. Hỗ trợ bạn trong việc xác định người thừa kế theo quy định pháp luật và thực hiện quy trình phân chia tài sản.
Các luật sư chuyên về lĩnh vực thừa kế của chúng tôi, sẽ cung cấp tư vấn chi tiết các quyền lợi và trách nhiệm của người hưởng thừa kế, quy định pháp lý về chia kế thừa và cách tiến hành quy trình chia di sản cho Khách hàng hiểu. Đưa các giải pháp phù hợp cho tình huống cụ thể của bạn.
Hỗ trợ bạn trong việc tiến hành các thủ tục pháp lý liên quan đến chia di sản thừa kế, bao gồm việc thu thập và đánh giá tài sản, lập danh sách người thừa kế, và thực hiện quy trình chuyển nhượng tài sản theo quy định pháp luật.
Nếu xảy ra tranh chấp hoặc xung đột trong quá trình chia di sản, chúng tôi sẽ đại diện và bảo vệ quyền lợi của bạn. Tham gia trong các phiên tòa và đàm phán để đạt được sự công bằng và hợp lý trong việc phân chia tài sản.
Ngoài ra, hỗ trợ trong việc lập di chúc cho những Khách hàng có nhu cầu. Giúp bạn xác định và ghi lại ý muốn của mình về việc phân chia tài sản và đảm bảo di chúc tuân thủ các quy định pháp luật liên quan.
Trên đây là tư vấn của Phan Law Vietnam xin được thông tin đến quý khách. Nếu còn vướng mắc hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác Quý khách vui lòng liên hệ thông tin dưới đây để có thể được giải đáp nhanh nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư