Di sản thừa kế là một khía cạnh quan trọng trong đời sống pháp lý, đòi hỏi sự công bằng và cẩn trọng trong việc xác định quyền lợi của những người thừa kế. Việc xác định hàng thừa kế, tức danh sách những người có quyền thừa kế tài sản, là một quy trình quan trọng và phức tạp. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu di sản thừa kế và cách phân chia di sản thừa kế theo hàng thừa kế.
Quy định về di sản thừa kế
Trong Điều 612 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”
Như vậy, chúng ta có thể hiểu di sản thừa kế là toàn bộ tài sản hợp pháp mà người đã mất sở hữu, cùng với quyền sở hữu tài sản đó mà họ để lại. Quyền sở hữu tài sản được xem là một quyền cơ bản của công dân và nhà nước có trách nhiệm bảo vệ nó. Cụ thể hơn trong Điều 32 Hiến pháp 2013 cũng đã quy định:
- Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác.
- Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ.
Do đó, di sản thừa kế là tổng hợp tất cả những tài sản được sở hữu hợp pháp bởi người đã mất theo quy định của Hiến pháp. Di sản thừa kế bao gồm ba phần chính:
- Tài sản cá nhân của người qua đời;
- Phần tài sản trong khối tài sản chung với những người khác;
- Quyền sở hữu liên quan đến tài sản mà người khuất để lại.
Những trường hợp thừa kế theo pháp luật
Tại Điều 650 BLDS quy định về những trường hợp thừa kế theo pháp luật như sau:
Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
- Không có di chúc;
- Di chúc không hợp pháp;
- Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
- Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
- Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
- Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
- Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Cách phân chia di sản thừa kế theo hàng thừa kế
Đầu tiên bạn nên xác định di sản mà người mất để lại có di chúc hay không để biết mà xác định rõ hình thức chia thừa kế là chia thừa kế theo luật hay theo di chúc.
Trong trường hợp không có di chúc hoặc di chúc không có giá trị pháp lý, hoặc khi có người bị loại trừ khỏi việc thừa kế hoặc từ chối di sản thừa kế, thì di sản sẽ được chia tách, và phần di sản thừa kế sẽ được chuyển nhượng theo quy định về thừa kế theo luật.
Để chia thừa kế theo pháp luật, trước tiền cần xác định được hàng thừa kế. Theo Khoản 1 Điều 676 BLDS về Người thừa kế theo pháp luật thì:
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại…
Như vậy, Theo khoản 1 Điều 676 trên, đã đè cập đến quy định về việc xác định danh sách những người có quyền được thừa kế tài sản của người đã khuất. Cụ thể, quyền thừa kế sẽ được xác định dựa trên hàng thừa kế và mối quan hệ gia đình.
Quy định này nêu rõ quyền thừa kế của các thành viên trong gia đình, bao gồm người vợ/chồng, con cái, cha mẹ và những người có mối quan hệ gia đình khác. Tuy nhiên, những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất (vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết) sẽ được ưu tiên hương di sản trước rồi mới tới hàng thừa kế còn lại. Do đó, trong quá trình chia thừa kế, danh sách những người có quyền thừa kế sẽ được xác định dựa trên quy tắc ưu tiên theo thứ tự quy định trong pháp luật.
Với việc xác định hàng thừa kế theo Điều 676 BLDS, đã đưa ra quy định rõ ràng về việc phân loại và xác định danh sách những người có quyền thừa kế. Qua đó, quyền lợi và công bằng được đảm bảo trong quá trình chia thừa kế. Việc tuân thủ quy định pháp luật và quyền sở hữu tài sản là cơ sở quan trọng để đảm bảo sự công bằng và ổn định trong việc chia thừa kế.
Trên đây là tư vấn của Phan Law Vietnam xin được thông tin đến quý khách. Nếu còn vướng mắc hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác Quý khách vui lòng liên hệ thông tin dưới đây để có thể được giải đáp nhanh nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư