Ý nghĩa tết âm lịch 2024
Tết Âm lịch, hay còn được gọi là Tết Nguyên Đán, là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong nền văn hóa truyền thống của Việt Nam và một số quốc gia châu Á khác. Tết âm lịch ở Việt Nam diễn ra vào ngày đầu tiên của năm mới theo lịch âm.
Tết Âm lịch kéo dài khoảng 7-10 ngày và được coi là thời điểm để gia đình sum họp, tụ tập, và cầu mong những điều tốt đẹp cho năm mới. Trong thời gian này, người dân thường tham gia vào nhiều hoạt động vui chơi, lễ hội và nghi lễ truyền thống.
Một trong những nét đặc trưng của Tết Âm lịch là việc cúng tổ tiên và ông bà, khi người dân đặt bàn thờ tổ tiên và trình bày các mâm cơm, hoa quả và các vật phẩm khác để thờ cúng. Tết Âm lịch có ý nghĩa tôn giáo, văn hóa sâu sắc và tạo ra một không khí rộn ràng, đoàn kết trong cộng đồng. Đây là dịp để mọi người thể hiện lòng biết ơn đối với tổ tiên, tôn vinh truyền thống và mong muốn một năm mới an lành, may mắn và thành công.
Điểm qua những nước ăn Tết Âm 2024
Dù cùng đón Tết theo âm lịch nhưng Tết ở các nước trong khu vực Đông Nam Á được đánh giá tương đối đa dạng và khác biệt bởi đặc điểm đa dân tộc, đa tôn giáo và đa văn hóa.
Theo nhiều quan điểm, ý nghĩa của Tết có thể gắn liền với thời khắc giao thoa năm cũ sang năm mới như tại Trung Quốc, Singapore, Việt Nam; hay đó là khoảng thời gian chuyển mùa từ mùa khô sang mùa mưa như Lào, Campuchia, Myanmar. Còn tại Malaysia, Indonesia, Brunei, Philippines, Đông Timor, dịp Tết gắn liền với một cột mốc quan trọng trong lịch sử phát triển tôn giáo của quốc gia.
Hàn Quốc đón Tết cổ truyền vào ngày mùng 1 tháng giêng âm lịch với tên gọi Seollal. Bên cạnh tết Trung thu thì đây là ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người Hàn Quốc, không chỉ đánh dấu sự chuyển giao năm cũ – năm mới, mà còn là dịp để con cháu trong nhà tụ họp, tỏ lòng thành kính với tổ tiên, ông bà, cha mẹ.
Ở Bhutan, Tết cổ truyền thường trùng với Tết Nguyên đán của Việt Nam nhưng người Bhutan không cúng giao thừa, không có tục lệ xông đất hay mừng tuổi năm mới. Ngày lễ này sẽ diễn ra trong vòng 15 ngày và 3 ngày đầu tiên của năm là thời gian quan trọng nhất.
Vào những ngày cuối năm, các gia đình lại tất bật dọn dẹp nhà cửa, bày biện lễ cúng tổ tiên. Những mâm cơm thịnh soạn gồm nhiều loại hoa quả, thực phẩm tươi ngon là cách người dân tạ ơn thần linh và tổ tiên đã ban cho cuộc sống no ấm trong năm cũ.
Là quốc gia theo đạo Phật nên vào dịp năm mới, người dân thường tới tu viện để cầu nguyện. Họ ghi lại những lời nguyện ước lên các lá cờ treo khắp mọi nơi, luôn có niềm tin lạc quan vào năm mới. Và đặc biệt, trong dịp Tết cổ truyền, người dân sẽ không sát sinh động vật.
Mông Cổ là một trong những đất nước có phong tục ăn Tết giống Việt Nam. Ngày Tết của người Mông Cổ còn được gọi là Tsagaan Sar – ngày lễ truyền thống được tổ chức lớn nhất tại quốc gia này.
Những món ăn truyền thống trong gia đình của người Mông Cổ vào dịp Tết luôn là những món làm từ bột và sữa. Trong đó, nổi bật nhất chính là những chiếc bánh bao nhân thịt cừu nóng hổi. Những chiếc bánh bao được làm với kích thước vừa phải gồm vỏ bánh là bột mì cùng nhân là rau cải và thịt cừu. Bánh được hấp chín, ăn khi còn nóng và được thưởng thức với sữa ngựa lên men hoặc bánh ngọt và trà sữa.
Để được tư vấn, hỗ trợ cập nhật chính sách, quy định pháp luật mới nhất, Quý Khách hàng hãy liên hệ Văn phòng Luật sư Phan Law Vietnam. Chúng tôi đảm bảo Quý Khách hàng được trải nghiệm dịch vụ pháp lý chất lượng, hiệu quả.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư