Khi hợp đồng điện tử được giao kết dưới dạng thông điệp dữ liệu thì cả hai bên tham gia hợp đồng không cần gặp mặt và ký kết trực tiếp. Điều này có nghĩa là bất kể khi nào và ở đâu, hai bên đều có thể chủ động ký kết hợp đồng. Vậy hợp đồng điện tử có những đặc điểm gì? Xin mời quý khách cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Xem thêm:
>> Hợp đồng li-xăng có ưu và nhược điểm gì?
>> Có quyết định giải thể doanh nghiệp thì có tiếp tục thực hiện những hợp đồng đã giao kết hay không?
>> Quy định về hợp đồng li-xăng với đối tượng sở hữu công nghiệp
Đặc điểm của hợp đồng điện tử là gì?
Hợp đồng điện tử
Theo Điều 33, 34 Luật Giao dịch điện tử 2005 có quy định về hợp đồng điện tử là “Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu theo quy định của Luật này.”, và thừa nhận giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử là “Giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử không thể bị phủ nhận chỉ vì hợp đồng đó được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu.”
Như vậy, hợp đồng điện tử được ký kết thông qua các thông điệp dữ liệu. Việc đề nghị giao kết, chấp nhận giao kết, nhận và gửi hợp đồng diễn ra dưới dạng tin nhắn. Trong bối cảnh thực hiện hợp đồng, thông tin liên lạc trong hình thức thông điệp dữ liệu có hiệu lực pháp lý tương tự như thông tin liên lạc theo cách thông thường.
Nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử
Tại Điều 35 Luật Giao dịch điện tử 2005 đã quy định về các nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, bao gồm:
Một là: Các bên tham gia có quyền thỏa thuận sử dụng phương tiện điện tử trong giao kết và thực hiện hợp đồng.
Hai là: Việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử phải tuân thủ các quy định của Luật này và pháp luật về hợp đồng.
Ba là: Khi giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử, các bên có quyền thoả thuận về yêu cầu kỹ thuật, chứng thực, các điều kiện bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật có liên quan đến hợp đồng điện tử đó.
Đặc điểm của hợp đồng điện tử là gì?
Đặc điểm của hợp đồng điện tử
Hợp đồng điện tử có những đặc điểm sau đây:
Hình thức thể hiện
Đặc điểm nổi bật nhất của hợp đồng điện tử có lẽ là hình thức thể hiện. Các bên có thể đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận giao kết hợp đồng có thể được thực hiện thông qua thông điệp dữ liệu mà không cần gặp mặt.
Chủ thể tham gia hợp đồng điện tử
Đối với một số loại hình hợp đồng truyền thống hiện nay thì có thể chỉ có 2 chủ thể tham gia vào việc giao kết hợp đồng. Song, tại hợp đồng điện tử thì phải có ít nhất 3 chủ thể tham gia vào việc giao kết hợp đồng. Bên thứ ba có liên quan chặt chẽ đến hợp đồng điện tử, là các nhà cung cấp các dịch vụ mạng và các cơ quan chứng thực chữ ký điện tử.
Bên thứ ba trong hợp đồng giao dịch điện tử là bên không tham gia vào quá trình trao đổi, đàm phán. Họ tham gia với tư cách là các cơ quan hỗ trợ nhằm đảm bảo tính hiệu quả và giá trị pháp lý cho việc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử
Cách thức giao kết hợp đồng
Đối với cách thức giao kết hợp đồng thì các bên có quyền thoả thuận về yêu cầu kỹ thuật, chứng thực, các điều kiện bảo đảm tính toàn vẹn, bảo mật có liên quan đến hợp đồng điện tử đó.
Hạn chế của hợp đồng điện tử
Về mặt hạn chế của hợp đồng điện tử thì các giao dịch điện tử được áp dụng trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước; trong lĩnh vực dân sự, kinh doanh, thương mại và các lĩnh vực khác do pháp luật quy định.
Các quy định của giao dịch điện tử không áp dụng đối với việc: cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và các bất động sản khác, văn bản về thừa kế, giấy đăng ký kết hôn, quyết định ly hôn, giấy khai sinh, giấy khai tử, hối phiếu và các giấy tờ có giá khác.
Tìm hiểu thêm: Chia sẻ, trao đổi dữ liệu mở của cơ quan nhà nước cho các tổ chức, cá nhân khác
Sự hiện đại, tiện ích
Vì là hợp đồng điện tử nên loại hợp đồng này cần sử dụng các thành tựu hiện đại của công nghệ thông tin như công nghệ điện tử, kỹ thuật số, từ tính, quang học, công nghệ truyền dẫn không dây…dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư