Mỗi doanh nghiệp để có thể đứng vững trên thị trường đều có những chiến lược, bí mật kinh doanh của riêng mình. Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh diễn ra ngày càng nhiều; liệu có thể tiến hành đăng ký bảo hộ bí mật kinh doanh được hay không? Và pháp luật hiện tại đề cập tới vấn đề này như thế nào? Cùng Phan Law tìm hiểu và làm rõ hơn nội dung quan trọng này ngay bải viết dưới đây nhé!
Đăng ký bảo hộ bí mật kinh doanh
Đặc điểm đăng ký bảo hộ bí mật kinh doanh
Bí mật kinh doang là đối tượng bảo hộ của quyền sở hữu công nghiệp. Một bí mật kinh daonh phải là thành quả của quá trình nghiên cứu, tìm tòi và thể hiện dưới dạng thông tin có đầy đủ các điều kiện sau:
- Không phải là hiểu biết thông thường: đây có thể coi là điều kiện về tính sáng tạo
- Có khả năng áp dụng trong kinh doanh và khi được sử dụng sẽ tạo cho người nắm giữ thông tin đó có lợi thế hơn so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng thông tin đó: Một thông tin, phương thức được bảo hộ dưới dạng bí mật kinh doanh bạn phải đầu tư rất nhiều tiền của, công sức để thu thập, phát triển, bảo mật bí mật kinh doanh và đổi lại, bí mật kinh doanh tạo ra những giá trị kinh tế độc lập cho người nắm giữ nó.
- Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để thông tin đó không bị tiết lộ và không dễ dàng tiếp cận được: để được bảo hộ là bí mật kinh doanh , một trong những điều kiện quan trọng là thông tin còn được tồn tại trong tình trạng bí mật. Một thông tin cũng được coi là có tính bí mật nếu như chỉ có một phạm vi hạn chế những người trực tiếp sử dụng thông tin đó trong doanh nghiệp biết được thông tin và có trách nhiệm giữ bí mật.
Ngoài ra, bí mật kinh doanh còn phải đảm bảo không được liên quan tới những bí mật về nhân thân, quản lý nhà nước hay an ninh – quốc phòng!
Đăng ký bảo hộ bí mật kinh doanh bằng cách nào?
Thực chất, bí mật kinh doanh tự động được xác lập quyền bảo hộ khi đạt đủ các điều kiện chúng tôi đưa ra ở trên! Tuy nhiên, việc chứng minh đó là bí mật kinh doanh của bạn khi xảy ra tranh chấp có thể dẫn đến hệ quả là bạn bắt buộc phải công khai bí mật này của mình! Vì vậy, chúng tôi khuyên bạn nên tiến hành bảo hộ bí mật kinh doanh của mình dưới những hình thức khác an toàn hơn nữa.
Tương tự như ý tưởng kinh doanh, tùy vào cách thức thể hiện và như cầu sử dụng bảo mật của bạn để có thể lựa chọn những phương án bảo hộ hiệu quả nhất. Phan law khuyến khích bạn nên bảo hộ dưới các dạng sở hữu công nghiệp sau:
- Bản quyền tác giả
- Nhãn hiệu
- Kiểu dáng công nghiệp
Đối với đăng ký bảo hộ bí mật kinh doanh theo phương thức sáng chế, chúng tôi khuyên bạn không nên sử dụng phương thức này! Vì sáng chế bắt buộc phải có tính áp dụng công nghiệp, hay nói dễ hiểu khi mang bí mật kinh doanh của bạn bảo hộ dưới hình thức sáng chế tức là phải iải trình công khai về bí mật kinh doanh này. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng: từ một sản phẩm chỉ do doanh nghiệp bạn sáng tạo, cả thế giới đều có thể làm ra nó. Hậu quả là đánh mất đi giá trị sản phẩm và giá trị của chính doanh nghiệp!
Trên đây chính là một số nội dung mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn về vấn đề đăng ký bảo hộ bí mật kinh doanh. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc, hay bất cứ khó khăn nào về vấn đề nhạy cảm này, hãy liên hệ ngay với đội ngũ Luật sư của Phan Law! Chúng tôi với kinh nghiệp hơn 10 năm cùng sự tận tâm, chuyên nghiệp luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn!
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn