Hiện nay, những điều ước quốc tế cũng như luật sở hữu trí tuệ Việt Nam đều công nhận và bảo hộ nhãn hiệu, thừa nhận quyền sở hữu hợp pháp của chủ nhãn hiệu thông thực hiện đăng ký bảo hộ độc quyền quốc tế. Nhãn hiệu bạn đã đăng ký ở quốc gia nào, sẽ nhận được sự bảo hộ của pháp luật quốc gia đó, đồng thời góp phần giúp cho nhãn hiệu đó có được sự cạnh tranh trên thị trường quốc tế, cũng như đảm bảo cho quyền lợi của chủ sở hữu nhãn hiệu, mà không vấp phải rào cản hay cạnh tranh không lành mạnh nào.
Quốc gia nào cho phép đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu quốc tế?
Hiện nay, hầu hết các quốc gia đều cho phép đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu quốc tế để thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế. Mang về thêm nguồn doanh thu từ hoạt động thương mại với doanh nghiệp ngoại quốc.
Các quốc gia hiện tại là thành viên của các hiệp định, điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ. Ví dụ như hiệp định TRIPS (có hiệu lực bắt buộc với tất cả các thành viên WTO), Hiệp định EVTFTA, CPTPP, nghị định thư Madrid…
Hình thức đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu quốc tế
Hiện nay, theo quy định, doanh nghiệp có thể tiến hành đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu quốc tế với hai hình thức:
Đăng ký tại từng quốc gia:
Đây là hình thức mà doanh nghiệp tiến hành nộp đơn trực tiếp tại từng quốc gia khi đăng ký. Hình thức này cũng có những hạn chế nhất định, đó là việc doanh nghiệp sẽ phải tìm hiểu kỹ về cách thức đăng ký và hoàn toàn thực hiện hồ sơ bằng tiếng nước ngoài. Chưa kể đến đó là những rắc rối gặp phải khi doanh nghiệp tiến hành đăng ký nhãn hiệu độc quyền mà chưa nắm rõ về luật pháp nước đó.
Đăng ký bằng hình thức nộp đơn quốc tế:
Nếu như doanh nghiệp xác định hàng hóa sẽ xuất khẩu sang nhiều quốc gia, thì nên tiến hành đăng ký nhãn hiệu quốc tế bằng hình thức nộp đơn quốc tế.
Doanh nghiệp có thể tiến hành hình thức này bằng việc đăng ký qua hệ thống Madrid. Để có thể thực hiện hình thức này, thì nhãn hiệu phải được đăng ký bảo hộ tại quốc gia sở tại, sau đó được nộp đơn lên Cục SHTT và đơn đó sẽ được gửi đến các quốc gia mà doanh nghiệp yêu cầu bảo hộ để thẩm định, có thể kết quả sẽ có quốc gia từ chối, nhưng nó không ảnh hưởng đến cục diện chung.
Ngoài ra, bạn có thể tiến hành đăng ký tại khối thị trường chung Châu Âu, điểm lợi lớn nhất của hình thức này chính là việc khi nhãn hiệu được đăng ký thì nó sẽ được bảo hộ bởi tất cả các nước trong nhóm cộng đồng chung Châu Âu. Nhưng bất cập của nó chính là nếu như có một thành viên từ chối thì nhãn hiệu đó sẽ coi như không được đăng ký bảo hộ tại các nước còn lại trong hệ thống. Cần lưu ý thêm, do luật pháp tại mỗi quốc gia sẽ khác nhau, do vậy không thể hoàn toàn áp dụng pháp luật về sở hữu trí tuệ ở Việt Nam khi đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu tại các quốc gia khác. Bạn cần tìm hiểu kỹ về hệ thống pháp luật tại quốc gia muốn đăng ký trước khi tiến hành.
Tốt hơn hết, chúng tôi khuyên bạn nên tìm đến những tổ chức chuyên về lĩnh vực đăng ký bảo hộ độc quyền quốc tế. Phan Law là một trong số đại diện sở hữu trí tuệ uy tín đã được Cục sở hữu trí tuệ thông qua. Hãy liên hệ với Phan Law để nhận tư vấn miễn phí trước khi tiến hành đăng ký bạn nhé!
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn