Doanh nghiệp khi muốn bảo vệ sản phẩm của mình tránh để người khác sao chép, làm giả thường phải đăng ký bảo hộ cho sản phẩm. Cá nhân, tổ chức kinh doanh có thể lựa chọn nhiều hình thức đăng ký bảo hộ sản phẩm khác nhau tùy vào mục đích của bản thân. Hãy cùng Phan Law tìm hiểu các hình thức đăng ký bảo hộ sản phẩm bảo vệ này nhé!
Những hình thức đăng ký bảo hộ sản phẩm
Đăng ký bảo hộ sản phẩm là một phạm trù khá rộng. Một sản phẩm được thể hiện qua các yếu tố như tên gọi sản phẩm, nhãn hiệu, kiểu dáng, bao bì sản phẩm,…Đăng ký bảo hộ sản phẩm được hiểu là đăng ký bản quyền tác giả cho sản phẩm hoặc đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp cho sản phẩm. Thông thường, các doanh nghiệp sẽ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp cho sản phẩm của mình vì quyền tác giả là quyền phát sinh tự động, tác giả có thể hoặc không cần đăng ký bảo hộ. Dưới đây là một số hình thức đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp sản phẩm cho doanh nghiệp.
Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho sản phẩm
Theo quy định tại khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ thì Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Điều kiện để nhãn hiệu được bảo hộ được quy định tại Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm:
+ Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc;
+ Phải có khả năng phân biệt với hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa dịch vụ của chủ thể khác.
Đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
Theo quy định tại khoản 13 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ thì Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.
Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 63 Luật Sở hữu trí tuệ sau đây:
- Có tính mới.
- Có tính sáng tạo.
- Có khả năng áp dụng công nghiệp.
Đăng ký sáng chế cho sản phẩm
Theo quy định tại khoản 12 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ thì Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.
Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 58 Luật Sở hữu trí tuệ sau đây:
- Có tính mới;
- Có trình độ sáng tạo;
- Có khả năng áp dụng công nghiệp.
Tùy vào mục đích và đối tượng mà quý khách hàng có thể lựa chọn hình thức đăng ký khác nhau. Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế cho sản phẩm để tránh gây nhầm lẫn cho khách hàng với những sản phẩm khác, tránh trường hợp sao chép, làm giả hàng hóa gây mất uy tín của công ty.
Hồ sơ và thủ tục đăng ký bảo hộ sản phẩm
Để đăng ký bảo hộ sản phẩm cần chuẩn bị hồ sơ và nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.Thời gian giải quyết: từ 13 đến 36 tháng tùy vào từng hình thức bảo hộ (nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế). Trong đó, thời gian để đăng ký sáng chế kéo dài lâu nhất.
– Về trình tự giải quyết: Nhìn chung, dù đăng ký dưới hình thức nào thì thủ tục chung cũng sẽ bao gồm các bước sau đây:
+ Chuẩn bị và nộp hồ sơ tại Cục Sở hữu trí tuệ
+ Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định hình thức và chấp nhận đơn hợp lệ
+ Cục Sở hữu trí tuệ thẩm định nội dung và ra quyết định cấp Văn bằng/từ chối cấp Văn bằng bảo hộ
Như vậy, doanh nghiệp có thể đăng ký bảo hộ cho sản phẩm của mình thông qua những hình thức là đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, bằng sáng chế. Theo đó, doanh nghiệp sẽ có cơ chế để bảo hộ sản phẩm của doanh nghiệp mình được tốt hơn, tránh tình trạng sao chép, làm giả sản phẩm gây ảnh hưởng đến uy tín doanh nghiệp.
Trên đây là toàn bộ nội dung chúng tôi muốn chia sẻ cùng bạn về các quy định liên quan đến Luật Sở hữu trí tuệ, Quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với Phan Law qua thông tin dưới đây:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn