Thương hiệu là một phần không thể thiếu của một doanh nghiệp kinh doanh. Đây được xem là tài sản vô hình có giá trị lớn nhất có thể vượt qua cả các tài sản hữu hình khác. Do đó nhiều cá nhân, tổ chức đều muốn thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu càng sớm càng tốt để bảo vệ sản phẩm của mình. Tuy nhiên, có 2 cơ quan mà bạn không biết là nộp đơn đăng ký ở đâu là Cục bản quyền tác giả hay là Cục sở hữu trí tuệ.
Đăng ký bảo hộ thương hiệu ở Cục Bản quyền hay Cục sở hữu trí tuệ?
Thực chất thì Cục Bản quyền tác giả Việt Nam và Cục Sở hữu trí tuệ là hai Cơ quan Nhà nước khác nhau và có chức năng, nhiệm vụ khác nhau.
Cục Bản quyền tác giả là tổ chức thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước về bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan và công nghiệp văn hóa trong cả nước theo chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Nói cách khác Cục Bản quyền tác giả là Cơ quan thực hiện việc đăng ký bảo hộ các tác phẩm bản quyền tác giả và quyền liên quan.
Trong khi đó, Cục Sở hữu trí tuệ là cơ quan trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, thực hiện chức năng giúp Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ thống nhất quản lý nhà nước và đảm bảo các hoạt động sự nghiệp chuyên ngành về sở hữu trí tuệ trên phạm vi cả nước.
Trong số các chức năng của mình, Cục SHTT có chức năng thực hiện việc đăng ký bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp như Sáng chế, Giải pháp hữu ích, kiểu dáng Công nghiệp, nhãn hiệu, thiết kế bố trí mạch tích hợp, chỉ dẫn địa lý … và quản lý Nhà nước về các đối tượng SHCN này trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Do đó tùy vào trường hợp nếu bạn muốn đăng ký quyền tác giả cho mẫu thiết kế nhãn hiệu thì thực hiện tại Cục Bản quyền tác giả còn muốn đăng ký nhãn hiệu thì nộp đơn tại Cục sở hữu trí tuệ.
Thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu
Thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu như thế nào?
Để bảo vệ cho sản phẩm hàng hóa dịch vụ của mình thông thường các cá nhân, tổ chức sẽ được khuyến khích đăng ký bảo hộ thương hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ. Cụ thể các bước thực hiện như sau
Bước 1: Tra cứu thương hiệu (nhãn hiệu)
Vì tính chất đặc thù của một nhãn hiệu là để phân biệt hàng hóa, dịch vụ nên yêu cầu tiên quyết để nhãn hiệu được bảo hộ là không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với một nhãn hiệu đã được bảo hộ khác. Do đó, khi đăng ký nhãn hiệu bạn cần tra cứu xem nhãn hiệu mà bạn dự định đăng ký có trùng hay tương tự với nhãn hiệu của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào hay không.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký nhãn hiệu nộp tại Cục SHTT
Sau khi tra cứu và chắc chắn nhãn hiệu có khả năng phân biệt thì bạn cần chuẩn bị một bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau:
- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu hàng hóa theo mẫu;
- Mẫu nhãn hiệu kèm theo danh sách hàng hóa, dịch vụ gắn nhãn hiệu;
- Giấy ủy quyền (nếu có)
- Các tài liệu liên quan khác.
Bước 3: Theo dõi hồ sơ trong quá trình thẩm định
Sau khi hoàn thành quá trình nộp đơn thì đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ phải trải qua 3 giai đoạn thẩm định đơn gồm: Thẩm định hình thức đơn, Công bố đơn đăng ký hợp lệ và Thẩm định nội dung đơn.
Tổng thời gian thẩm định tối thiểu thông thường là 12 tháng. Tuy nhiên, thời gian này có thể kéo dài nếu thời gian đó Cục SHTT phải tiếp nhận quá nhiều đơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu. Và trường hợp xảy ra thiếu sót cần bổ sung hoặc sửa đơn thì sẽ mất một khoảng thời gian để chủ đơn trong quá trình theo dõi sẽ sửa đổi theo yêu cầu của Cục.
Bước 4: Thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ và nộp lệ phí
Khi mà đơn đã được Cục sở hữu trí tuệ chấp thuận đồng nghĩa với việc Cục sẽ ra thông báo cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa. Trong vòng 1-2 tháng bạn sẽ được cấp văn bằng bảo hộ cho thương hiệu nếu đã nộp lệ phí theo quy định.
Sau khi hoàn tất các thủ tục theo yêu cầu bạn sẽ nhận được văn bằng bảo hộ và chính thức được pháp luật xác nhận quyền với nhãn hiệu hàng hóa của mình.
Hy vọng với những gì mà chúng tôi cung cấp bạn đã hiểu rõ được nơi nộp cũng như cách thức thực hiện đăng ký bảo hộ thương hiệu. Hãy là nhà kinh doanh thông minh và am hiểu về quản trị tài sản sở hữu trí tuệ của mình. Nhanh tay liên hệ Phan Law để được tư vấn và hỗ trợ trong các vấn đề pháp lý về sở hữu trí tuệ cũng như tư vấn chuyên sâu về chiến lược kinh doanh dài hạn của mình nào.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn