Đăng ký kinh doanh là quy trình pháp lý để công nhận và chính thức thừa nhận sự tồn tại và hoạt động của một doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Vậy đăng ký kinh doanh ở đâu? Mất bao nhiêu thời gian? Để biết câu trả lời, xin mời các bạn cùng tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây.
Đăng ký kinh doanh
Theo quy định về đăng ký kinh doanh được quy định trong Luật doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn liên quan, khi đăng ký kinh doanh thì các doanh nghiệp cần phải đăng ký thành lập và ngành, nghề để hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trước khi thực hiện các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Cụ thể:
Đăng ký thành lập doanh nghiệp: Tùy vào từng loại hình doanh nghiệp lựa chọn thành lập mà người đề nghị nộp đơn đăng ký thành lập doanh nghiệp cần nộp hồ sơ đăng ký gồm: Đơn đề nghị thành lập doanh nghiệp, điều lệ công ty, danh sách các thành viên/cổ đông, bản sao giấy tờ tùy thân của chủ sở hữu/các thành viên/cổ đông là CCCD/CMND/Hộ chiếu, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu công ty có yếu tố vốn góp nước ngoài, Giấy tờ bổ sung trong trường hợp thành viên/cổ đông góp vốn là tổ chức, Các loại hồ sơ khác đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện (tùy loại hình doanh nghiệp mà cần phải có một số hoặc tắt cả các loại giấy tờ vừa nêu). Cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét, cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nếu hồ sơ đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
Đăng ký ngành, nghề hoạt động kinh doanh: Sau khi đã có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp cần phải đăng ký hoạt động kinh doanh cụ thể. Quy trình và giấy tờ cần thiết để đăng ký hoạt động kinh doanh sẽ phụ thuộc vào loại hình kinh doanh cụ thể. Một số loại hình kinh doanh có yêu cầu đặc biệt như dịch vụ tài chính, bảo hiểm, ngân hàng, và thuốc lá có quy định riêng về đăng ký và giấy phép.
Ngoài ra, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được cấp có thời hạn và hiệu lực từ ngày cấp. Doanh nghiệp cần đảm bảo tuân thủ các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh và thực hiện các báo cáo, thanh toán thuế đúng hạn để duy trì hiệu lực của giấy chứng nhận. Trong trường hợp có sự thay đổi về tên, địa chỉ, ngành nghề hoặc thông tin khác của doanh nghiệp, cần tiến hành thủ tục thay đổi thông tin đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền để cập nhật thông tin địa chỉ kinh doanh cũng như ngành, nghề kinh doanh… mới.
Xem thêm: Thủ tục đăng ký kinh doanh hộ cá thể theo pháp luật hiện hành
Đăng ký kinh doanh ở đâu?
Theo Điều 32 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký doanh nghiệp như sau: “1. Người nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định này nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.”. Như vậy, người nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định này nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Mất bao nhiêu thời gian?
Theo Điều 33 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp như sau:
1. Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, cập nhật thông tin thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
2. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hoặc tên doanh nghiệp yêu cầu đăng ký không đúng theo quy định, Phòng Đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. Phòng Đăng ký kinh doanh ghi toàn bộ yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp đối với mỗi một bộ hồ sơ do doanh nghiệp nộp trong một Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
3. Nếu quá thời hạn trên mà không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp hoặc không được thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thì người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
Như vậy, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc, tính từ ngày nhận hồ sơ. Trong trường hợp hồ sơ đăng ký chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản về những nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp. Nếu hồ sơ không được chấp nhận, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và cung cấp rõ ràng lý do từ chối.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư