Thực tế chứng minh không phải ai cũng có thể đăng ký thành công bảo hộ nhãn hiệu độc quyền thương hiệu. Tại sao khi đã chuẩn bị đầy đủ tất cả giấy tờ theo Luật mà logo vẫn bị đánh rớt? Khi đăng ký sở hữu nhãn hiệu, bạn cần chuẩn bị những gì để đảm bảo quá trình đăng ký diễn ra thành công? Phan Law sẽ tổng hợp các “bí quyết” để bạn có thể tham khảo và chuẩn bị được tốt nhất cho nhãn hiệu độc quyền của mình nhé!
>> Tham khảo bài viết về đăng ký nhãn hiệu: Đăng ký nhãn hiệu sản phẩm như thế nào?
Tự thẩm định sơ bộ khả năng đăng ký sở hữu nhãn hiệu.
Trước khi tiến hành hồ sơ, bạn cần kiểm tra xem liệu nhãn hiệu của mình có đủ điều kiện để được bảo hộ độc quyền hay không. Luật Sở hữu trí tuệ quy định một nhãn hiệu để được bảo hộ cần phải đáp ứng những điều kiện sau:
- Là dấu hiệu nhìn thấy được. Được thể hiện bằng từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, màu sắc..
- Phải có khả năng phân biệt với các logo nhãn hiệu khác.
Logo nhãn hiệu của bạn sẽ bị loại nếu có các dấu hiệu sau:
- Dấu hiệu trùng hoặc tưng tự với quốc kỳ, quốc huy các nước; các biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt… của các cơ quan, tổ chức khác
- Dấu hiệu làm hiểu sai, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người sử dụng về nguồn gốc xuất xứ, tính nắng, công dụng… của hàng hóa (dịch vụ) mang logo nhãn hiệu.
Bước kiểm tra trước khi tiến hành làm hồ sơ đăng ký nhãn hiệu rất quan trọng, bởi vì đây là bước quyết định khả năng đăng ký sở hữu nhãn hiệu thành công của bạn. Bạn có thể tự mình kiểm tra theo hướng dẫn hoặc nhờ Phan Law thẩm định cho bạn để đạt kết quả chắc chắn nhất nhé.
Thủ tục hồ sơ đăng ký sở hữu nhãn hiệu
Sau khi kiểm tra, nhận thấy nhãn hiệu của mình đã đáp ứng được yêu cầu cơ bản của Cục Sở hữu trí tuệ, bạn bắt đầu tiến hành chuẩn bị những giấy tờ sau nhé:
- Tờ khai đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền. Lưu ý, bạn cần điền đúng và đầy đủ tờ khai này vì cục Sở hữu trí tuệ sẽ có bước thẩm định hình thức đơn đầu tiên. Bạn có thể tham khảo về cách điền đơn ở các bài viết của Phan Law đã cung cấp nhé.
- Mẫu logo nhãn hiệu muốn đăng ký
- Giấy tờ pháp lý của chủ đơn. Giấy đăng ký doanh nghiệp nếu chủ đơn là pháp nhân (công ty, doanh nghiệp,..). CMND nếu chủ đơn là cá nhân.
- Giấy ủy quyền (trường hợp chủ đơn ủy quyền cho cá nhân, tổ chức khác thay mặt tiến hành đăng ký)
Bạn có thể ủy quyền để người khác tiến hành thủ tục đăng ký sở hữu nhãn hiệu cho mình, tuy nhiên không phải ai cũng có quyền nhận ủy quyền! Chỉ những đại diện Sở hữu trí tuệ đã được Cục Sở hữu trí tuệ chấp thuận mới có quyền thay mặt bạn làm hồ sơ đăng ký. Phan Law là một trong những tổ chức Đại diện sở hữu trí tuệ có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực này. Chúng tôi với đội ngũ Luật sư và chuyên viên lành nghề, tận tâm luôn sẵn sàng hỗ trợ tư vấn miễn phí khi bạn liên hệ. Phan Law có đầy đủ chuyên môn và vị trí pháp lý để thay mặt bạn giải quyết tất cả vấn đề về pháp lý nói chung và sở hữu trí tuệ nói riêng. Hãy để chúng tôi đồng hành cùng bạn trên con đường bảo vệ thương hiệu này với tất cả sự tậm tâm, chuyên nghiệp và tiết kiệm nhất!
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn