Đăng ký nhãn hiệu cho người nước ngoài có quy định trong pháp luật về sở hữu trí tuệ tại Việt Nam hay không? Nếu có quy định thì quy định như thế nào? Thủ tục ra sao? Trong bài viết ngày hôm nay chúng tôi sẽ phân tích vấn đề này để Quý khách hàng được rõ. Mong rằng bài tư vấn của chúng tôi sẽ giúp ích được cho Quý khách.
Đăng ký nhãn hiệu cho người nước ngoài có cần thiết hay không?
Đăng ký nhãn hiệu cho người nước ngoài có cần hay không? Trong nền kinh tế thị trường và hợp tác quốc tế như hiện nay, doanh nghiệp Việt Nam mở rộng kinh doanh hàng hóa, nhập khẩu tại nước ngoài là việc không còn quá xa lạ, nếu như lúc trước doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài chị tính trên đầu ngón tay thì bây giờ con số này là rất lớn.
Ở chiều ngược lại các doanh nghiệp nước ngoài cũng tìm đến thị trường Việt Nam vì đây là một môi trường tiềm năng, có sức mua và tiêu dùng rất lớn sẽ mang lại nguồn lợi ích cho doanh nghiệp. Vậy cá nhân, tổ chức nước ngoài có được đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam hay không? Câu trả lời là có, chẳng những thế, đây còn là thủ tục cần thiết đối với người nước ngoài có hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam.
Quy định về thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho người nước ngoài
Đối tượng đăng ký nhãn hiệu cho người nước ngoài theo quy định pháp luật là những ai? Trong phạm vi phần này, chúng tôi sẽ chỉ dẫn những đối tượng nước ngoài được đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam, bao gồm:
– Tổ chức, cá nhân Việt Nam, cá nhân nước ngoài thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.
– Cá nhân nước ngoài không thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài không có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.
Trong đó, cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
– Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam, trong đó ngày đến và ngày đi được tính là một (01) ngày. Ngày đến và ngày đi được căn cứ vào chứng thực của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh trên hộ chiếu (hoặc giấy thông hành) của cá nhân khi đến và khi rời Việt Nam. Trường hợp nhập cảnh và xuất cảnh trong cùng một ngày thì được tính chung là một ngày cư trú.
– Có nơi ở thường xuyên theo quy định của pháp luật về cư trú.
+ Đối với người nước ngoài: nơi ở thường xuyên là nơi ở thường trú ghi trong Thẻ thường trú hoặc nơi ở tạm trú khi đăng ký cấp Thẻ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Công an cấp.
+ Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với thời hạn của các hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế, cụ thể như sau)
Cá nhân nước ngoài có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam: bao gồm thành lập công ty tại Việt Nam; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam.
Liên hệ chúng tôi ngay để được hỗ trợ kịp thời
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về thắc mắc của Quý khách là quy định đăng ký nhãn hiệu cho người nước ngoài ở Việt Nam hiện theo quy định pháp luật. Bài viết nhằm mục đích tham khảo cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi từ hôm nay để được hỗ trợ dịch vụ đăng ký sở hữu trí tuệ một cách chuyên nghiệp nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn