Đăng ký nhãn hiệu quyền sở hữu trí tuệ là gì? Tại sao cần phải thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, điều đó có ý nghĩa như thế nào đối với các doanh nghiệp. Đó là những thắc mắc xoay quanh các vấn đề về nhãn hiệu hàng hóa tại Việt Nam. Để làm rõ nghĩa hơn nội dung này, hôm nay, chúng tôi có bài tư vấn sau đây gửi đến Quý khách tham khảo.
Đăng ký nhãn hiệu quyền sở hữu trí tuệ là gì?
Đăng ký nhãn hiệu quyền sở hữu trí tuệ là gì? Theo đó, đăng ký nhãn hiệu là một thủ tục hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện – cụ thể là Cục Sở Hữu Trí Tuệ, để xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với cá nhân, tổ chức có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu.
Không phải bất kỳ nhãn hiệu nào khi nộp hồ sơ đều được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Sau khi nộp hồ sơ thì Cục Sở Hữu Trí Tuệ sẽ tiến hành xem xét, thẩm định hồ sơ về hình thức lẫn nội dung, đối chiếu với các quy định của pháp luật về sở hữu trí, đối chiếu với cơ sở dữ liệu về đăng ký nhãn hiệu để xác định rằng nhãn hiệu mà cá nhân, tổ chức tiến hành đăng ký đáp ứng đầy đủ tất cả các điều kiện theo quy định của pháp luật. Sau khi thỏa mãn các điều kiện nêu trên thì Cục Sở Hữu Trí Tuệ sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cá cá nhân, tổ chức đã đăng ký.
Như chúng ta đã biết nhãn hiệu có thể là phần hình, phần chữ hoặc là sự kết hợp cả hai điều này. Đối với nhãn hiệu là phần chữ, một sự nhầm lẫn mà chúng ta thường hay mắc phải đó chính là sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đồng nghĩa với việc không có bất kỳ cá nhân, tổ chức khác được đặt tên nhãn hiệu giống với nhãn hiệu của chúng ta. Theo chúng tôi, điều này là đúng nhưng chưa đủ, bởi vì quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu áp dụng cho hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đó. Điều này có nghĩa là nhãn hiệu được bảo hộ phụ thuộc nhiều vào ngành, nghề mà doanh nghiệp kinh doanh hoặc sản xuất, khi đó doanh nghiệp sẽ đăng ký nhãn hiệu bảo hộ cho các loại hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp mình. Khi doanh nghiệp tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trong phạm vi ngành, nghề kinh doanh của mình thì nhãn hiệu chỉ có giá trị trong phạm vi ngành nghề đó, nó sẽ không có hiệu lực đối với những nhóm ngành kinh doanh khác.
Ví dụ: Doanh nghiệp A đăng ký bảo hộ nhãn hiệu “An An” đối với ngành nghề là sản xuất nước đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, sau khi được cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu thì phạm vi tác dụng của nó là các loại hàng hóa, dịch vụ liên quan đến nước đóng chai. Trong khi đó, nếu có doanh nghiệp B đăng ký cũng đăng ký nhãn hiệu “An An” nhưng là ngành nghề là dịch vụ ăn uống, thức ăn nhanh thì vẫn được cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu vì nó không trùng lập về đối tượng được bảo hộ với doanh nghiệp A.
Ý nghĩa của đăng ký nhãn hiệu quyền sở hữu trí tuệ
Đăng ký nhãn hiệu quyền sở hữu trí tuệ mang lại nhiều ý nghĩa cho người chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký, những ý nghĩa cơ bản đó là:
Thứ nhất, đó là cơ sở khẳng định vị trí doanh nghiệp Quý khách, kinh doanh những mặt hàng “rõ ràng” có chứng nhận bảo hộ của cơ quan nhà nước. Qua đó, tạo được lòng tin của khách hàng.
Thứ hai, việc đăng ký nhãn hiệu tạo tiền đề cho sự phát triển sau này của công ty Quý khách. Mặt khác, cũng là để tránh những hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp một cách trái pháp luật, mà ở thời điểm hiện này, hành vi này bằng cách này cách khác, vần rất hay xảy ra. Đó là hiểm họa khôn lường đối với các doanh nghiệp kinh doanh chân chính.
Hãy liên hệ chúng tôi ngay từ hôm nay
Trên đây là phần tư vấn của chúng tôi về đăng ký nhãn hiệu quyền sở hữu trí tuệ. Bài viết nhằm mục đích tham khảo cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận tư vấn và nhận dịch vụ Phan Law Vietnam.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn