Việt Nam hiện nay đang là thị trường khá tiềm năng đối với các doanh nghiệp, cá nhân đầu tư nước ngoài. Một trong những vấn đề các nhà đầu tư, các doanh nghiệp nước ngoài quan tâm là xây dựng thương hiệu và quan trọng hơn hết là đăng ký nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam.
Việc đăng ký nhãn hiệu độc quyền đối với doanh nghiệp Việt Nam diễn ra tương đối đơn giản với chi phí thấp. Mặt khác việc giải thích các quy định pháp luật đối với các doanh nghiệp Việt Nam dễ dàng hơn so với các nhà đầu tư nước ngoài.
Như vậy thủ tục đăng ký nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam thực hiện theo trình tự nào?
Theo quy định tại Điều 89 Luật Sở hữu trí tuệ có quy định:
“Tổ chức, cá nhân Việt Nam, cá nhân nước ngoài thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.
Cá nhân nước ngoài không thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài không có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.”
Như vậy doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài có thể trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp để đăng ký nhãn hiệu độc quyền trong trường hợp thường trú, có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam. Mặt khác doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài phải thông qua đại diện hợp pháp để đăng ký nhãn hiệu độc quyền nếu không cư trú và có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam.
Sau khi doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn cách thức phù hợp để thực hiện đăng ký nhãn hiệu phù hợp với trường hợp của mình. Khi thực hiện đăng ký nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam cần lưu ý về tài liệu cần để làm thành hồ sơ đăng ký nhãn hiệu.
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cần chuẩn bị những loại giấy tờ cơ bản:
– Tên đầy đủ và địa chỉ của người nộp đơn;
– Mẫu nhãn hiệu hàng hóa (không nhỏ hơn 3×3 cm, không vượt quá 8×8 cm);
– Danh mục sản phẩm, dịch vụ dự định đăng ký nhãn hiệu;
– Tờ khai đăng ký nhãn hiệu;
– Giấy ủy quyền (đại diện cung cấp khi nhận được yêu cầu);
– Chứng từ nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu;
– Tài liệu xin hưởng quyền ưu tiên (nếu có).
Lưu ý, hồ sơ đăng ký nhãn hiệu và giấy tờ giao địch giữa người nộp hồ sơ phải được làm bằng tiếng Việt.
Việc đăng ký nhãn hiệu nước ngoài tại Việt Nam có thể gây phức tạp và rắc rối cho doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài. PHAN LAW VIETNAM là một tổ chức đại diện được Cục sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận Tổ chức đại diện. Chúng tôi tự hào có đầy đủ chức năng và quyền hạn trong việc hỗ trợ khách hàng đăng ký bảo hộ cho các đối tượng Sở hữu trí tuệ. Doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu xin vui lòng liên hệ với Công ty Luật Hoàng Phi để được hướng dẫn chi tiết về khai hồ sơ, đơn đăng ký nhãn hiệu.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn