Đăng ký nhãn hiệu sản phẩm theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ có phải là thủ tục bắt buộc hay không? Ngoài quy định của pháp luật ra thì thực hiện thủ tục đăng ký này có mang lại lợi ích gì cho cá nhân hay công ty hay không? Đó hầu như là những vấn đề thắc mắc đầu tiên khi khách hàng liên hệ đến Phan Law chúng tôi tư vấn và nhờ hỗ trợ dịch vụ.
>> Tìm hiểu về Luật sở hữu trí tuệ: Quy trình đăng ký nhãn hiệu độc quyền mới nhất hiện nay
Ai có quyền đăng ký nhãn hiệu sản phẩm?
Đăng ký nhãn hiệu sản phẩm thì chủ thể nào có quyền đăng ký? Đây là nội dung đầu tiên mà chúng tôi xin giải thích rõ nghĩa hơn về quy định pháp luật trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ mà các bạn đang thắc mắc và đang tìm câu trả lời.
Không phải ai cũng có quyền đăng ký nhãn hiệu hay sản phẩm. Việc thực hiện thủ tục này là bắt buộc các bạn phải có hai điều kiện sau đây:
Một là, khi lựa chọn và quyết định thực hiện thủ tục đăng ký, các bạn phải đảm bảo rằng việc đăng ký này phải nhằm đáp ứng một mục đích gì đó mà các bạn đặt ra. Có thể nói, về ý nghĩ mục đích của thủ tục đăng ký này đa phần là vì lợi ích kinh tế là chính. Nếu chịu khó theo dõi các bài viết tư vấn của Phan Law các bạn sẽ nhận ra chúng tôi đã nêu ra ý nghĩa cơ bản của việc đăng ký nhãn hiệu mà quý vị cần.
Hai là,Các bạn phải đảm bảo rằng các bạn là chủ thể có quyền đăng ký nhãn hiệu theo quy định pháp luật. Không phải bất kì ai muốn đăng ký là đều được. Đương nhiên để được pháp luật nhà nước bảo hộ, bạn phải đáp ứng đúng và đủ điều kiện đặt ra. Về cơ bản, với tư cách những chủ thể (ở đây có thể là cá nhân hoặc tổ chức, chúng tôi gọi chung là chủ thể đăng ký) có quyền đăng ký thông thường chúng tôi xin cung cấp đến các bạn thông tin như sau:
Thứ nhất, đó là chủ thể có quyền đăng ký sản phẩm do mình tự sản xuất hay do mình cung cấp vẫn được.
Thứ hai, chủ thể có quyền đăng ký sản phẩm, hàng hóa mà họ tung ra thị trường mà không phải họ sản xuất nhưng họ đã được sự chấp thuận của người sản xuất.
Thứ ba, trong trường hợp các tổ chức được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký dưới dạng nhãn hiệu tập thể. Cần lưu ý với bạn rằng, để đảm bảo quyền lợi cho mình trong trường hợp này, các bạn cần bắt buộc phải có quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể.
Thứ tư, chủ thể có chức năng kiểm tra chất lượng hàng hóa và các vấn đề liên quan khác, chủ thể không có chức năng tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa mà do công ty mình kiểm tra chất lượng, điều này nhằm để đảm bảo tính khách quan trong kết quả kiểm tra chất lượng hàng hóa.
Đăng ký nhãn hiệu sản phẩm thì cần lưu ý gì?
Đăng ký nhãn hiệu sản phẩm cần lưu ý gì? Đây có thể nói là nội dung quan trọng không kém phần quyết định đến việc đăng ký nhãn hiệu của bạn có được thành công về mặt kinh tế và chi phí đăng ký hay không.
Chúng tôi có ba lưu ý cơ bản muốn thông tin đến các bạn trước khi thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu như sau:
Thứ nhất, nhãn hiệu sản phẩm của các bạn đăng ký phải tuân thủ đúng hình thức thể hiện theo quy định pháp luật sở hữu trí tuệ. Nhất là việc kết hợp giữa ba yếu tố: chữ viết, hình vẽ, hình ảnh.
Thứ hai,theo quy định của pháp luật bảo hộ trí tuệ, thì những nhãn hiệu bị trùng hoặc có yếu tố gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đang được bảo hộ thì sẽ không được bảo hộ, điều này đồng nghĩa với việc hồ sơ đăng ký nhãn hiệu của bạn không được chấp nhận và bạn còn có nguy cơ bị khởi kiện vì điều này.
Thứ ba, khi thiết kế sáng tạo nhãn hiệu, bạn nên đưa tiêu chí dễ nhớ, dễ hiểu, có tính phân biệt cao lên hàng đầu. Điều này có ý nghĩa đến việc tạo thành công của nhãn hiệu của bạn sau này.
Còn chần chờ gì nữa mà không nhấc máy gọi ngay chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ một cách chuyên nghiệp nhất.
Trên đây là phần tư vấn của chúng tôi về Đăng ký nhãn hiệu sản phẩm theo quy định pháp luật Việt Nam. Bài viết nhằm mục đích tham khảo cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận tư vấn và nhận dịch vụ qua Hotline 0794.80.8888 hoặc liên hệ trực tiếp đến Phan Law Vietnam.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn