Nhãn hiệu góp phần xây dựng hình ảnh và danh tiếng sản phẩm với người tiêu dùng. Vì vậy, muốn đảm bảo lợi ích lâu bền của doanh nghiệp thì việc đăng ký nhãn hiệu là vô cùng cần thiết. Để được cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu tại Việt Nam. Người chủ sở hữu của nhãn hiệu phải đáp ứng được các yêu cầu về quy trình và thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam. Sau đây, chúng tôi xin tư vấn các nội dung liên quan đến việc đăng ký nhãn hiệu độc quyền.
>> Tham khảo bài viết về đăng ký nhãn hiệu quốc tế: Đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo hệ thống Madrid
Xem thêm:
>> Đăng ký sở hữu trí tuệ ý tưởng
>> Quyền sở hữu trí tuệ bảo vệ cho đối tượng nào?
>> Quyền tác giả quyền sở hữu công nghiệp
Đăng ký nhãn hiệu độc quyền
Đăng ký nhãn hiệu độc quyền là gì?
Nhãn hiệu độc quyền là những dấu hiệu được thể hiện dưới dạng chữ cái, hình vẽ, từ ngữ, hình ảnh, hình 3 chiều, sự kết hợp các yếu tố đó với nhiều màu sắc, có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hóa này với chủ sở hữu khác.
Đăng ký nhãn hiệu độc quyền là thủ tục hành chính được thực hiện bởi chủ sở hữu để ghi nhận quyền sở hữu thương hiệu tại Cục Sở hữu Trí tuệ, đăng ký nhãn hiệu là biện pháp duy nhất để giúp chủ sở hữu được độc quyền sử dụng thương hiệu và tránh mọi hành vi xâm phạm nhãn hiệu.
Chủ thể được quyền đăng ký nhãn hiệu độc quyền
Theo quy định tại Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009 thi các cá nhân, tổ chức sau đây có quyền đăng ký nhãn hiệu:
- Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp;
- Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó;
- Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; Đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó;
- Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó;
- Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với điều kiện:
- Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;
- Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ.
Quy trình thực hiện đăng ký nhãn hiệu
Bước 1: Tra cứu nhãn hiệu
Mục đích là kiểm tra xem nhãn hiệu mà khách hàng dự định đăng ký có bị trùng hoặc tương tự với các nhãn hiệu khác hay không. Dựa vào kết quả tra cứu, luật sư có chuyên môn sẽ:
- Đánh giá được khả năng bảo hộ nhãn hiệu của bạn;
- Nếu nhãn hiệu bị trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu khác đã đăng ký thì phải chỉnh sửa như thế nào để tạo ra sự khác biệt;
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ
Sau khi nhận định nhãn hiệu đã khác biệt, cần chuẩn bị bộ hồ sơ hoàn chỉnh để làm thủ tục đăng ký nhãn hiệu. Cụ thể:
- Soạn tờ khai đăng ký, mô tả nhãn hiệu, phân nhóm sản phẩm/dịch vụ đăng ký.
- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu (02 bản);
- Quy chế sử dụng nhãn hiệu hàng hoá (nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ là nhãn hiệu tập thể);
- Mẫu nhãn hiệu (05 mẫu, kích thước không lớn hơn 80×80 mm);
- Bản sao tài liệu xác nhận quyền kinh doanh hợp pháp (Giấy phép kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp,…);
- Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp (nếu có );
- Nộp đơn đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ.
- Theo dõi quá trình thẩm định đơn và giải quyết, trả lời công văn theo yêu cầu của Cục Sở hữu trí tuệ (nếu có).
Bước 3: Quy trình thẩm định đơn nhãn hiệu
Gồm 4 giai đoạn, thời gian kéo dài từ 12-14 tháng nhưng thực tế có thể lâu hơn. Đối với doanh nghiệp, đây là khoảng thời gian dài và có nhiều vấn đề phát sinh.
- Giai đoạn 1: Thẩm định hình thức đơn
Thời gian thẩm định hình thức là 1 tháng kể từ ngày nộp đơn.
- Giai đoạn 2: Công bố đơn hợp lệ
Đơn đăng ký nhãn hiệu được chấp nhận là hợp lệ sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp của Cục Sở hữu trí tuệ trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày được chấp nhận là đơn hợp lệ.
- Giai đoạn 3: Thẩm định nội dung đơn
Đơn nhãn hiệu đã được công nhận là hợp lệ sẽ được thẩm định nội dung để đánh giá khả năng bảo hộ của dấu hiệu nêu trong đơn và xác định phạm vi bảo hộ tương ứng theo các điều kiện bảo hộ.
Thời hạn thẩm định nội dung đơn là 9 tháng kể từ ngày công bố đơn.
- Giai đoạn 4: Cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và đăng bạ
Căn cứ vào kết quả thẩm định nội dung, nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ thì Cục Sở hữu trí tuệ thông báo cho người nộp đơn kết quả thẩm định và yêu cầu nộp các khoản lệ phí . Sau đó chính thức cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho chủ đơn; đồng thời ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.
Dịch vụ tại Phan Law Vietnam về đăng ký nhãn hiệu
Việc sử dụng dịch vụ hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu độc quyền sẽ là cách mà khách hàng tiết kiệm được thời gian cùng công sức của mình. Mọi vấn đề đã được đơn vị đại diện đứng ra giải quyết bao gồm:
– Chuẩn bị hồ sơ, kê khai thông tin hợp lệ
– Tư vấn thiết kế nhãn hiệu: trường hợp khách hàng đăng ký chưa có được mẫu nhãn hiệu sẽ được các chuyên viên tư vấn về vấn đề này. Từ đó sẽ đưa ra được những thiết kế độc đáo, sáng tạo tránh việc trùng lặp với những nhãn hiệu đã được đăng ký.
– Phân nhóm, danh mục sản phẩm, dịch vụ: Đối với những khách hàng tự tiến hành đăng ký, thông thường sẽ bỏ qua công đoạn này. Vì thế khi đơn đăng ký thẩm định sẽ buộc phải nộp khoản phí để cơ quan nhà nước thực hiện. Dẫn đến việc tiến trình xử lý bị chậm trễ cũng như tiêu tốn thêm một phần chi phí.
– Thiết lập hồ sơ hoàn chỉnh: Việc duy nhất mà khách hàng cần làm đó chính là ủy quyền cho Phan Law Vietnam. Sau đó mọi yêu cầu về soạn thảo cũng như chuẩn bị tờ khai đăng ký theo mẫu quy định sẽ được đại diện thực hiện thay.
– Nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Đơn đăng ký sẽ được gửi trực tiếp đến nơi có thẩm quyền xử lý. Cùng với đó là sự ưu tiên dành cho đơn đăng ký khi cơ quan tiến hành giải quyết.
– Theo dõi toàn bộ tiến trình thực hiện: Mọi kết luận, thông báo của cơ quan về đơn đăng ký đều sẽ được thông tin đến khách hàng. Tuy nhiên những vấn đề cần giải quyết vấn sẽ do Phan law Vietnam đảm nhận.
– Chuyển giao giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu: Sau khi mọi thủ tục đã hoàn tất, Phan Law Vietnam sẽ thay mặt để nhận giấy chứng nhận này. Sau đó sẽ tiến hành chuyển giao cho khách hàng cũng như tư vấn thêm những thông tin cần thiết có liên quan.
Nếu còn cần thêm bất kỳ những thông tin nào về thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam. Cũng như có yêu cầu tư vấn thêm và ý muốn sử dụng những dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam. Các khách hàng có thể liên hệ về với Văn phòng luật sư Phan Law Vietnam. Chúng tôi sẽ hỗ trợ mọi mặt có liên quan về nhãn hiệu cũng như những gì liên quan đến sở hữu trí tuệ.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Tổng Đài Tư Vấn Hôn Nhân Gia Đình: 1900.599.995