Trong sự hòa nhập với nền kinh tế thế giới cũng như sự phát triển của nền lập pháp, quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam được chú ý, quan tâm. Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam được ban hành vào năm 2005 và được sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019 là minh chứng rõ nét nhất. Cụ thể, quyền sở hữu trí tuệ ở việt nam, pháp luật quy định thế nào, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Xem thêm:
Quyền sở hữu trí tuệ là những quyền gì?
Quyền sở hữu trí tuệ bảo vệ cho đối tượng nào?
Quyền tác giả quyền sở hữu công nghiệp
Tại sao vấn đề quyền sở hữu trí tuệ ngày càng được chú ý?
Sự thay đổi trong cơ cấu các yếu tố tạo nên giá trị hàng hoá: Ở thời kỳ sản xuất nông nghiệp, phần lớn giá trị của nông sản là do lao động cơ bắp của người nông dân bỏ ra. Đến thời đại công nghiệp, máy móc đã dần dần thay thế lao động cơ bắp trong tỷ lệ giá trị hàng hoá. Ngày nay, khi mà nhiều nước đã chuyển sang nền kinh tế tri thức thì hàm lượng trí tuệ trong sản phẩm và dịch vụ ngày càng lớn lên, trở thành một yếu tố quyết định tính cạnh tranh. Đó là lý do mà quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam nói riêng, thế giới nói chung càng được quan tâm.
Quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam được quy định thế nào?
Đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ
Đối tượng quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam theo Luật Sở hữu trí tuệ áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài đáp ứng các điều kiện quy định tại Luật này và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
– Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá.
– Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.
– Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là giống cây trồng và vật liệu nhân giống.
Một số định hướng về quyền sở hữu trí tuệ
Để quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam ngày được bảo đảm, một số định hướng đã được đưa ra là:
– Thường xuyên rà soát, đánh giá tính hiệu lực, hiệu quả và sự phù hợp của các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ theo hướng bảo đảm tính chất dân sự của quyền sở hữu trí tuệ, dần dần tiến tới xóa bỏ tình trạng hành chính hóa các quan hệ dân sự về sở hữu trí tuệ;
– Nghiên cứu việc thành lập tòa án chuyên trách về sở hữu trí tuệ; xây dựng đội ngũ thẩm phán chuyên xét xử các vụ việc về sở hữu trí tuệ;
– Khuyến khích giải quyết các tranh chấp sở hữu trí tuệ bằng hình thức trọng tài; đẩy mạnh và tăng cường hoạt động hòa giải các tranh chấp về sở hữu trí tuệ;
– Mở rộng xã hội hóa đi đôi với nâng cao chất lượng hoạt động bổ trợ tư pháp về sở hữu trí tuệ: rà soát, bổ sung và củng cố đội ngũ giám định viên tư pháp về sở hữu trí tuệ; khuyến khích việc tham gia cung ứng, đồng thời tăng cường kiểm soát chất lượng dịch vụ giám định chuyên môn theo yêu cầu cũng như dịch vụ tư vấn pháp luật phục vụ hoạt động bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Để có thể được tư vấn chi tiết hơn về vấn đề quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam, Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Tổng Đài Tư Vấn Hôn Nhân Gia Đình: 1900.599.995