Hiện nay tại Việt Nam vấn đề đăng ký nhãn hiệu vẫn còn khá xa lạ với nhiều doanh nghiệp. Các đơn vị chỉ chú trọng vào những lợi ích trước mắt khi bắt đầu đi vào hoạt động. Đối với họ việc đăng ký nhãn hiệu không thực sự quá cần thiết. Cũng vì thế mà tình trạng nhãn hiệu bị đánh cắp mà các doanh nghiệp lại không thể làm gì được. Lúc này vấn đề đăng ký nhãn hiệu lại mới được quan tâm thì đã là quá muộn màng. Bên cạnh đó cũng vẫn còn có một bộ phận các chủ đơn vị cung cấp muốn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam nhưng không biết phải làm thế nào nên đành từ bỏ. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là tại Việt Nam đăng ký nhãn hiệu được diễn ra như thế nào?
>> Tìm hiểu về Luật sở hữu trí tuệ: Quy trình đăng ký nhãn hiệu độc quyền mới nhất hiện nay
Đăng ký nhãn hiệu ở Việt Nam.
Điều kiện để được đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
Tất cả các cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp Việt Nam đều có quyền tiến hành đăng ký nhãn hiệu. Với mong muốn được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm, dịch vụ của mình. Chỉ cần nhãn hiệu đăng ký đáp ứng được đầy đủ các điều kiện mà luật đề ra. Khi đáp ứng được về mọi mặt thì bất kỳ chủ thể nào cũng có cho mình quyền đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Các điều kiện quy định đối với nhãn hiệu đăng ký quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 bao gồm:
– Nhãn hiệu phải là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
– Những dấu hiệu đó đều có khả năng nhìn thấy được bằng mắt thường. Đó có thể là hình ảnh, chữ cái, ký tự, hình vẽ hay hình 3 chiều. Hoặc có thể là sự kết hợp giữa tất cả, có một hoặc nhiều màu sắc khác nhau.
– Dễ nhận biết và dễ ghi nhớ
– Khả năng phân biệt của nhãn hiệu
Các trường hợp không được xem là nhãn hiệu để bảo hộ là khi có sự trùng lắp hoặc có những yếu tố gây nhầm lẫn với:
– Quốc kỳ, quốc huy của các nước
– Biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nƣớc, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép.
– Tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài.
– Dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận.
– Có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ.
– Đặc biệt nhãn hiệu không được có các dấu hiệu mô tả các đặc tính, công dụng, hay những tính năng của hàng hóa, dịch vụ.
Chỉ cần các chủ thể có nhãn hiệu đáp ứng được các điều kiện trên cũng như đủ tư cách pháp lý về mọi mặt. Thì đều có quyền tiến hành đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam theo những trình tự và thủ tục quy định.
Đăng ký nhãn hiệu là việc làm cần thiết cho mọi doanh nghiệp
Lý do nên đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
Với những nhãn hiệu đã được đăng ký và cấp giấy chứng nhận thì chủ sở hữu sẽ có được những đặc quyền sau:
– Ngăn chặn việc các đối thủ cạnh tranh sao chép, copy, sử dụng nhãn hiệu
– Cơ sở pháp lý trước những hành vi xâm phạm
– Độc quyền trong việc khai thác và sử dụng nhãn hiệu
– Bảo hộ trước khi nhãn hiệu bị trục lợi bằng cách đăng ký trước chủ sở hữu của các đối tượng.
– Tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường của các sản phẩm, dịch vụ thuộc danh mục bảo hộ của nhãn hiệu.
– Nâng cao vị trí trên thị trường
– Tạo niềm tin cho khách hàng
– Tiền đề cho các đối tác kinh doanh trong việc đầu tư và phát triển.
Để giảm bớt những khó khăn cũng như đơn giản hóa hơn quá trình đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam. Các khách hàng có thể tìm đến với Phan Law Vietnam thông qua những dịch vụ hỗ trợ đăng ký. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, Phan Law Vietnam cam kết mang lại những giá trị thực sự mà khách hàng mong đợi. Hãy liên hệ ngay với Hotline: 1900. 599. 995 để được các chuyên viên cũng như luật sư tư vấn một cách tận tình.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn