Mỗi mô hình doanh nghiệp đều sẽ có những đặc trưng riêng để phù hợp nhất với từng điều kiện kinh doanh của nhà đầu tư. Điển hình như với loại hình công ty liên doanh được hình thành để đáp ứng nhu cầu của những nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường đầy tiềm năng như Việt Nam. Mô hình công ty này đang là hướng hợp tác phổ biến, là hướng lựa chọn an toàn và hiệu quả đối với doanh nhân cả trong và ngoài nước. Tuy nhiên vì tính hợp tác giữa các chủ thể này khá phức tạp nên điều kiện để thành lập công ty liên doanh với nước ngoài cũng được quy định chặt chẽ.
>> Tham khảo bài viết hướng dẫn thành lập công ty: Hướng dẫn quy trình thành lập công ty theo Luật doanh nghiệp
Điều kiện về nhà đầu tư
Để thành lập công ty liên doanh với nước ngoài bắt nguồn từ chính nhu cầu của các nhà đầu tư. Tuy nhiên không phải nhà đầu tư nào cũng có thể thực hiện được ý muốn này. Những chủ thể được quyền thành lập loại hình doanh nghiệp này bao gồm:
– Cá nhân: Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam về doanh nghiệp.
– Tổ chức: Phải được thành lập hợp pháp, thực thi pháp luật đầy đủ và vẫn đang hoạt động tại thời điểm thực hiện đầu tư.
Điều kiện về tài chính
Chủ đầu tư muốn thành lập dạng công ty này phải cam kết trách nhiệm với số vốn góp, chịu được rủi ro trong phần vốn góp, đảm bảo năng lực tài chính phải tương ứng với số vốn cam kết đầu tư vào dự án. Ngân hàng giữ số tiền đầu tư vào công ty phải là ngân hàng hợp pháp và được cấp phép hoạt động tại Việt Nam.
Loại hình doanh nghiệp
Doanh nghiệp liên doanh được thành lập theo hình thức hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc hình thức công ty cổ phần. Trong đó, mỗi bên liên doanh chịu trách nhiệm pháp lý trong phần vốn góp của mình vào vốn pháp định của doanh nghiệp;
Vốn pháp định
Khác với những doanh nghiệp thông thường về mức vốn pháp định sẽ không chỉ phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh mà vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh ít nhất phải bằng 30% vốn đầu tư. Đối với các dự án xây dựng công trình kết cấu hạ tầng, dự án đầu tư vào địa bàn khuyến khích đầu tư, dự án trồng rừng, dự án quy có quy mô lớn, tỷ lệ này có thể thấp hơn, nhưng không dưới 20% vốn đầu tư và phải được cơ quan cấp giấy phép đầu tư chấp thuận. Tỷ lệ góp vốn của bên hoặc các bên liên doanh nước ngoài do các bên liên doanh thoả thuận, nhưng không được thấp hơn 30% vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh.
Thủ tục đăng ký thành lập
Tùy theo từng trường hợp mà thủ tục thành lập công ty liên doanh với nước ngoài sẽ khác nhau. Trên thực tế sẽ có những trường hợp cụ thể sau:
– Trường hợp 1: Công ty chỉ cần thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký doanh nghiệp khi:
+ Nhà đầu tư nước ngoài mua phần vốn góp, đầu tư góp vốn hoặc mua cổ phần của Tổ chức kinh tế Việt Nam đang hoạt động trong ngành nghề không có điều kiện
+ Vốn sở hữu của thương nhân nước ngoài chiếm từ 49% trở xuống.
Trường hợp 2: Cần thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khi:
+ Nhà đầu tư nước ngoài mua phần vốn góp, đầu tư góp vốn hoặc mua cổ phần của Tổ chức kinh tế Việt Nam đang hoạt động trong ngành nghề có điều kiện
+ Vốn sở hữu của thương nhân nước ngoài chiếm từ 51% trở lên.
– Trường hợp 3: Cần thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và giấy phép chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi thương nhân nước ngoài đầu tư 100% vốn vào Việt Nam với mục đích thực hiện hoạt động thương mại hóa.
Để tìm hiểu thêm về việc thành lập công ty liên doanh nước ngoài sao cho hiệu quả nhất, bạn có thể trực tiếp liên hệ với Phan Law Vietnam để yêu cầu tư vấn.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn