Quý khách hàng có chiến lược phát triển hàng hóa, dịch vụ của mình ra thị trường nước ngoài. Trong đó bước đầu tiên trong cả chiến lược là thực hiện đăng ký nhãn hiệu quốc tế cho các hàng hóa, dịch vụ đó. Tuy nhiên, bạn lại không biết là mình sẽ phải tiến hành việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại cơ quan có chức năng nào. Hay có thể nộp tại Việt Nam hoặc phải sang tận nước muốn đăng ký bảo hộ để nộp? Đứng quá lo lắng bài viết sau đây Phan Law sẽ giải đáp tường tận thắc mắc của bạn.
Đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế được nộp ở đâu?
Có 2 phương pháp thực hiện việc đăng ký nhãn hiệu ra nước ngoài, đồng nghĩa mỗi phương pháp sẽ có các cơ quan khác nhau thực hiện việc tiếp nhận đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế của bạn. Cụ thể như sau:
Đăng ký nhãn hiệu quốc tế trực tiếp
Nếu bạn chọn đăng ký nhãn hiệu quốc tế bằng cách nộp trực tiếp đến quốc gia muốn bảo hộ nhãn hiệu thì tùy thuộc mỗi quốc gia sẽ có cơ quan riêng tiếp nhận đơn. Hay nói cách khác cơ quan có chức năng tiếp nhận đơn này sẽ do pháp luật của quốc gia đó quy định thẩm quyền và chức năng riêng biệt của nó về việc đăng ký nhãn hiệu. Lúc này mọi quy trình sẽ phải thực hiện như đăng ký nhãn hiệu nước ngoài tại quốc gia đó.
Đăng ký nhãn hiệu theo hệ thống Madrid
Nếu bạn chọn đăng ký nhãn hiệu theo hệ thống Madrid thì bạn sẽ không nhất thiết phải sang tận quốc gia muốn bảo hộ để nộp đơn. Bạn chỉ cần chuẩn bị đơn đăng ký và nộp tại Cục sở hữu trí tuệ của Việt Nam. Cục sau khi tiếp nhận đơn sẽ chuyển cho Văn phòng quốc tế tại Việt Nam. Văn phòng này sẽ chuyển đơn đăng ký về WIPO để thẩm định. Sau khi thẩm định thì sẽ được chuyển tiếp tới các quốc gia được chỉ định trong đơn xem xét về khả năng bảo hộ. Nhìn chung phương pháp này sẽ được nhiều cá nhân, tổ chức lựa chọn để thực hiện vì sự tiện lợi cũng như cơ chế bảo hộ chặt chẽ mà nó đem lại.
Đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo Hệ thống Madrid gồm tài liệu gì?
Quý khách hàng cần chuẩn bị bộ hồ sơ đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo hệ thống Madrid bao gồm các tài liệu sau:
- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo mẫu;
- Danh sách các quốc gia mà chủ đơn muốn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu;
- Mẫu nhãn hiệu kèm theo danh sách nhóm hàng hóa, dịch vụ đăng ký bảo hộ;
- Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam do Cục SHTT cấp;
- Giấy ủy quyền (nếu sử dụng dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp).
Cả quá trình thực hiện và được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu có thể kéo dài từ 13 đến 18 tháng tùy thuộc vào tình hình đăng ký, các tình huống phát sinh cũng như sự chuẩn bị đầy đủ chính xác của quý khách hàng.
Nếu mong muốn tiết kiệm và rút ngắn được thời gian nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế để tiết kiệm chi phí thì đừng ngần ngại liên hệ ngay Phan Law nhé. Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ chúng tôi tự tin sẽ đem lại những dịch vụ với chất lượng và uy tín tuyệt vời nhất cho bạn.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn