Kính gửi Văn phòng Luật sư Phan Law Vietnam, tôi có một vấn đề mong nhận được giải đáp từ Quý doanh nghiệp như sau:
Tôi và một người đồng nghiệp cùng viết chung quyển sách nghiên cứu văn hóa, con người ở các tỉnh vùng cao. Quyền sách bao gồm nhiều chương, tôi và người bạn này chia nhau để hoàn thiện. Sau khi viết xong, chúng tôi định đăng ký quyền tác giả cho tác phẩm này. Vậy cho tôi hỏi tôi và bạn tôi có được cùng đứng tên là đồng tác giả hay không?
Xin chân thành cảm ơn!
(Chị Ngọc Hiền – TPHCM)
Xem thêm:
>> Phân biệt đăng ký bản quyền logo và đăng ký nhãn hiệu logo?
>> Xử lý xâm phạm quyền tác giả
>> Biện pháp xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Trả lời:
Chào Chị, cảm ơn Chị đã tin tưởng để chia sẻ thắc mắc của mình đến Văn Phòng Luật sư Phan Law Vietnam. Đối với vấn đề mà Chị thắc mắc, chúng tôi xin phép được giải đáp thắc mắc và tư vấn dựa trên những quy định của luật doanh nghiệp như sau:
Chế định đồng tác giả trong Luật Sở hữu trí tuệ
Theo Điều 6 Nghị định 22/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019) về quyền tác giả, quyền liên quan có hiệu lực thi hành từ ngày 10/04/2018 thì khái niệm đồng tác giả được quy định như sau:
“Đồng tác giả là những tác giả cùng trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học”.
Ngoài ra, người hỗ trợ, góp ý kiến hoặc cung cấp tư liệu cho người khác sáng tạo ra tác phẩm không được công nhận là tác giả hoặc đồng tác giả.
Đồng tác giả là những người cùng sáng tạo ra tác phẩm
Như vậy để trở thành đồng tác giả, pháp luật yêu cầu các chủ thể phải cùng nhau đóng góp công sức để hoàn thành tác phẩm. Nghĩa là chủ thể phải chứng minh sự lao động sáng tạo của mình được thể hiện trong tác phẩm đó.
Đối chiếu với trường hợp mà chị thắc mắc, chúng tôi nhận thấy rằng có sự đóng góp công sức của cả chị và bạn của mình để cùng hoàn thành tác phẩm này. Điều này thỏa mãn điều kiện trở thành đồng tác giả là cùng nhau sáng tạo ra tác phẩm. Lưu ý khi đăng ký quyền tác giả trong trường hợp có đồng tác giả, chị cần điền đầy đủ các thông tin tác giả theo quy định.
Quyền lợi của các đồng tác giả theo pháp luật
Về cơ bản, đồng tác giả có đầy đủ các quyền như tác giả thông thường. Tuy vậy, giữa quyền đối với tác giả đồng thời là chủ sở hữu của tác phẩm và tác giả không đồng thời là chủ sở hữu của tác phẩm có một số điểm khác nhau như sau:
– Trường hợp đồng tác giả sử dụng thời gian, tài chính, cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để cùng sáng tạo ra tác phẩm thì sẽ có chung các quyền đối với tác phẩm đó. Với tư cách là đồng tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm thì được hưởng những quyền nhân thân và các quyền tài sản quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 ( sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019) đối với tác phẩm đó.
– Trường hợp đồng tác giả cùng tạo ra tác phẩm vì nhiệm vụ hoặc hợp đồng thì đồng tác giả đó sẽ không có các quyền tài sản.
Bên cạnh đó, quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm do các đồng tác giả tạo ra thường được chia làm 2 trường hợp tương ứng với 2 loại tác phẩm sở hữu chung:
+ Đối với tác phẩm được coi là sở hữu chung từng phần: Các đồng tác giả sáng tạo ra tác phẩm có phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập mà không làm ảnh hưởng xấu đến phần của các đồng tác giả khác thì có các quyền tài sản và quyền nhân thân đối với phần riêng biệt đó.
+ Đối với tác phẩm được coi là đồng sở hữu chung duy nhất: Mặc dù từng đồng tác giả sáng tạo ra từng phần nhưng những phần đó không thể tách rời mà phải nằm trong thể thống nhất, nếu sử dụng độc lập từng phần sẽ gây ảnh hưởng đến cả tác phẩm và quyền lợi của các đồng tác giả khác. Chính vì thế, việc sử dụng và định đoạt tác phẩm phải được sự đồng ý của tất cả đồng tác giả. Trường hợp đồng tác giả chết thì quyền này sẽ thuộc về người thừa kế hợp pháp của người đó.
Trên đây làm một số thông tin tư vấn về chế định đồng tác giả mà Phan Law Vietnam trả lời đến chị cũng như Quý độc giả. Trên thực tế có rất nhiều tranh chấp phát sinh trong việc xác định đồng tác giả của các tác phẩm. Để được tư vấn cụ thể hơn, hãy liên hệ chúng tôi theo thông tin dưới đây:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư