10 điểm mới về hợp đồng lao động từ 01/01/2021 NLĐ cần biết (Phần 1)
10 điểm mới về hợp đồng lao động từ 01/01/2021 NLĐ cần biết (Phần 2)
Các lưu ý khi ký hợp đồng lao động theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP
Người chưa thành niên vốn được hiểu là những người chưa đủ 18 tuổi theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên họ vẫn có thể là những đối tượng lao động tham gia vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nhưng xét về nhiều mặt thì đối tượng này còn tương đối hạn chế nên việc giao kết hợp đồng lao động với người chưa thành niên vẫn phải đảm bảo tốt nhất cho quyền lợi của đối tượng này. Việc giao kết với người chưa thành niên phải được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 18, Điều 164 Bộ luật lao động 2012 như sau:
“Điều 18. Nghĩa vụ giao kết hợp đồng lao động
1. Trước khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao động và người lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động.
Trong trường hợp người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì việc giao kết hợp đồng lao động phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người lao động”.
“Điều 164. Sử dụng lao động dưới 15 tuổi
1. Người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi làm các công việc nhẹ theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.
2. Khi sử dụng người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi thì người sử dụng lao động phải tuân theo quy định sau đây:
a) Phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người đại diện theo pháp luật và phải được sự đồng ý của người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi;
b) Bố trí giờ làm việc không ảnh hưởng đến giờ học tại trường học của trẻ em;
c) Bảo đảm điều kiện làm việc, an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với lứa tuổi;
3. Không được sử dụng lao động là người dưới 13 tuổi làm việc trừ một số công việc cụ thể do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.
Khi sử dụng người dưới 13 tuổi làm việc thì người sử dụng lao động phải tuân theo quy định tại khoản 2 Điều này”.
Để hiểu rõ hơn về phương thức giao kết hợp đồng lao động với người chưa thành niên vui lòng liên hệ về với Phan Law Vietnam để được hướng dẫn chi tiết.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn