Người lao động cao tuổi vẫn giữ vai trò khá lớn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên do đã vượt quá độ tuổi lao động vốn có nên thời gian làm việc của người cao tuổi sẽ có phần giới hạn so với bình thường. Cùng tìm hiểu thêm về thời gian làm việc của người cao tuôi ở bài viết dưới đây.
Xem thêm:
>> Mức phạt vi phạm quy định về sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động
>> Thế nào là người lao động cao tuổi?
>> Lao động nữ có con dưới 01 tuổi thì được hưởng những quyền lợi nào?
Theo đó thời gian làm việc đối với người lao động là người cao tuổi được thực hiện theo quy định tại Điều 104, Điều 166 Bộ luật lao động 2012, khoản 3 Điều 10 Nghị định 43/2013/NĐ-CP như sau:
“Điều 166. Người lao động cao tuổi
1. Người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật này.
2. Người lao động cao tuổi được rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.
3. Năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu, người lao động được rút ngắn thời giờ làm việc bình thường hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian”.
“Điều 104. Thời giờ làm việc bình thường
1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần.
2. Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần .
Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ.
3. Thời giờ làm việc không quá 06 giờ trong 01 ngày đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành”.
“Điều 3. Thời giờ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương
…
10. Thời giờ làm việc được rút ngắn mỗi ngày ít nhất 01 giờ đối với người lao động cao tuổi trong năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu”.
Mọi thắc mắc liên quan đến thời gian làm việc của người cao tuổi vui lòng liên hệ với Phan Law Vietnam để được giải đáp.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn