Giấy đăng ký nhãn hiệu đó là tên gọi thông thường của nhiều người, vì cách gọi tiện dụng, dễ biết hơn cách gọi đầy đủ của nó là Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Lĩnh vực sở hữu trí tuệ tương đối rộng, mặc dù chỉ được một luật điều chỉnh đó là Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam. Trong giới kinh doanh, mọi người hay quen gọi những cái tên ngắn gọn cho những văn bằng, giấy chứng nhận. Nếu chịu khó để ý sẽ biết được những cách gọi đó thực ra đều được Luật điều chỉnh.
>> Tìm hiểu về Luật sở hữu trí tuệ: Tìm hiểu về luật sở hữu trí tuệ hiện hành
Giấy đăng ký nhãn hiệu là gì?
Giấy đăng ký nhãn hiệu theo quy định pháp luật sở hữu trí tuệ thực ra là Văn bằng bảo hộ của Cục sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu đăng ký bảo hộ theo quy định. Còn nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau chủ yếu là trong lĩnh vực kinh doanh.
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân nhằm xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu đã đăng ký. Kể từ thời điểm được cấp giấy đăng ký nhãn hiệu thì cá nhân, tổ chức đã tạo khung hành lang pháp lý vững cho cho nhãn hiệu của mình trước việc người khác sử dụng nhãn hiệu một cách bất chính.
Tuy nhiên, để được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu không phải là chuyện dễ dàng vì việc cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu là cả một giai đoạn dài bao gồm nhiều công đoạn như: tra cứu nhãn hiệu, phân loại nhóm sản phẩm dịch vụ cần đăng ký, đánh giá khả năng đăng ký nhãn hiệu, soạn thảo đơn từ, công văn phúc đáp … việc này đòi hỏi doanh nghiệp phải có một kiến thức chuyên môn về lĩnh vực sở hữu trí tuệ.
Trong giấy chứng nhận nhãn hiệu sẽ thể hiện đầy đủ thông tin doanh nghiệp, nhãn hiệu bảo hộ, những hàng hóa sản phẩm được bảo hộ … do đó, doanh nghiệp phải rất cẩn trọng trong quá trình soạn thảo và cung cấp hồ sơ, đặc biệt cần chú ý những thông tin sau đây:
– Tên doanh nghiệp (ghi giống theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ở Sở kế hoạch đầu tư cấp;
– Địa chỉ trụ sở chính (ghi cụ thể hẻm, tên đường, xã/phường, quận/huyện, tỉnh/thành phố).
Nếu doanh nghiệp phát hiện có sai sót trong giấy chứng nhận nhãn hiệu thì doanh nghiệp có thể liên hệ với Cục Sở Hữu Trí Tuệ để điều chỉnh lại thông tin nhưng việc này sẽ gây mất thời gian cho doanh nghiệp và phát sinh các thủ tục hành chính khác.
Hồ sơ xin cấp giấy đăng ký nhãn hiệu
Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ gồm có:
– Mẫu tờ khai đăng ký nhãn hiệu (theo đúng mẫu của Cục Sở Hữu Trí Tuệ);
– Mẫu nhãn hiệu cần đăng ký ( 05 mẫu);
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao có công chứng).
Cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ cấp giấy đăng ký nhãn hiệu, có 3 địa chỉ tiếp nhận hồ sơ đăng ký nhãn hiệu trên cả nước như sau:
– Cục Sở Hữu Trí Tuệ tại Thành phố Hà Nội;
– Văn phòng đại diện Cục Sở Hữu Trí Tuệ tại Thành phố Đà Nẵng;
– Văn phòng đại diện Cục Sở Hữu Trí Tuệ tại Thành phố Hồ Chí Minh.PhanLaw Vietnam mang đến sự hài lòng cho bạn
Hiểu được nhu cầu và vướng mắc của các bạn, chúng tôi xin được cung cấp thông tin pháp luật sở hữu trí tuệ quy định về thủ tục cấp giấy đăng ký nhãn hiệu.
Nội dung bài viết chúng tôi cung cấp nhằm mục đích tham khảo cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu. Mọi vướng mắc các bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận tư vấn và nhận dịch vụ qua Hotline 1900 599 995 hoặc liên hệ trực tiếp đến Phan Law Vietnam đê được hỗ trợ dịch vụ đăng ký bản quyền sản phẩm trí tuệ chuyên nghiệp nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu theo đúng quy định