Luật sở hữu trí tuệ được thông qua vào ngày 29 tháng 11 năm 2005 và có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2006. Nội dung của luật xoay quanh về quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền đối với giống cây trồng, quyền sở hữu công nghiệp và việc bảo hộ chúng. Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam được ban hành nhằm mục đích công nhận và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của chủ sở hữu trên cơ sở bảo đảm hài hòa lợi ích với các lợi ích công cộng.
Xem thêm:
Hướng dẫn đăng ký thương hiệu trên Shopee
Đăng ký nhãn hiệu độc quyền
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu năm 2021
Luật sở hữu trí tuệ hiện hành quy định những nội dung nào?
Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung bởi luật sở hữu trí tuệ 2009 quy định những nội dung sau:
Thứ nhất, về quy định chung
Trong mục quy định chung sẽ chủ yếu những nội dung như:
- Phạm vi đồi chỉnh, đối tượng điều chỉnh
- Căn cứ phát sinh và xác lập các quyền sở hữu trí tuệ
- Chính sách của Nhà nước Việt Nam đối với các quyền sở hữu trí tuệ
- Quyền và trách nhiệm của các tổ chức/cá nhân trong việc thực hiện và bảo vệ các quyền sở hữu trí tuệ
- Nội dung và trách nhiệm quản lý nhà nước Việt Nam trong lĩnh vực về sở hữu trí tuệ
Thứ hai, về quyền tác giả và quyền liên quan
Trong mục quy định về quyền tác giả và quyền liên quan sẽ chủ yếu những nội dung như:
- Quy định về điều kiện để được bảo hộ độc quyền quyền tác giả, quyền liên quan
- Quy định về các nội dung, các giới hạn quyền và thời hạn bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan
- Quy định về chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan như cách xác định những chủ thể nào sẽ là chủ sở hữu,…
- Quy định về chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan gồm chuyển nhượng quyền, chuyển quyền sử dụng
- Quy định về chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan như hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận, cơ quan có thẩm quyền cấp, thời hạn cấp,…
- Quy định về tổ chức đại diện, tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên QUAN như định nghĩa thuật ngữ, nội dung thực hiện,…
Thứ ba, về quyền sở hữu công nghiệp
Trong mục quy định về quyền sở hữu công nghiệp sẽ chủ yếu những nội dung như:
- Quy định về điều kiện bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp gồm điều kiện bảo hộ đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh
- Quy định về xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý gồm quyền đăng ký bảo hộ, cách thức nộp đơn, các vấn đề về vấn đề văn bằng bảo hộ; giấy tờ cần có trong bộ hồ sơ đăng ký bảo hộ, những yêu cầu đối với đơn đăng ký,..; thủ tục xử lý hồ sơ đăng ký bảo hộ và cấp văn bằng bảo hộ; đơn quốc tế, đề nghị quốc tế và xử lý đơn quốc tế, đề nghị quốc tế
- Quy định về chủ sở hữu, nội dung và giới hạn quyền sở hữu công nghiệp
- Quy định về chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp gồm quy định về chuyển nhượng quyền; chuyển quyền sử dụng; bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với
- ; đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp
- Quy định về đại diện sở hữu công nghiệp gồm nội dung về điều kiện để thực hiện đại diện, nội dung dịch vụ thực hiện, phạm vi thực hiện,…
Thứ tư, về quyền đối với giống cây trồng
Trong mục quy định về quyền đối với giống cây trồng sẽ chủ yếu những nội dung như:
- Quy định về điều kiện bảo hộ
- Quy định về xác lập quyền gồm các nội dung như giấy tờ cần cung cấp trong bộ hồ sơ đăng ký bảo hộ, quy trình thực hiện, các vấn đề về văn bằng bảo hộ giống cây trồng,…
- Quy định về nội dung và giới hạn quyền đối với giống cây trồng
- Quy định về chuyển giao quyền đối với giống cây trồng như quyền của các bên trong hợp đồng chuyển giao quyền,…
Dịch vụ tư vấn về luật sở hữu trí tuệ như thế nào?
Với đội ngũ chuyên viên, luật sư có chuyên môn, kỹ năng và nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, chúng tôi tự tin là một trong những đơn vị dịch vụ pháp lý về sở hữu trí tuệ tốt nhất hiện nay. Không chỉ tư vấn trực tiếp tại văn phòng mà Phan Law còn tư vấn qua điện thoại và email xoay quanh các vấn đề pháp lý như:
- Tư vấn xác lập quyền đối với đơn đăng ký nhãn hiệu, bản quyền tác giả, kiểu dáng công nghiệp,…tại Việt Nam và ở nước ngoài
- Tư vấn gia hạn văn bằng bảo hộ
- Tư vấn thủ tục chuyển giao quyền cho chủ thể khác
- Phản đối đơn cấp văn bằng bảo hộ của người khác
- Tra cứu các đơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu đã công bố và các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng, đang được bảo hộ tại Việt Nam.
- Tư vấn, đại diện cho chủ sở hữu quyền đi khiếu nại và xử lý các hành vi xâm phạm quyền
- Tư vấn quy trình tiến hành chuyển nhượng các quyền sở hữu công nghiệp
- Tư vấn hành vi vi phạm đến quyền sở hữu trí tuệ
- Tư vấn giải quyết các tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ bị xâm phạm
Dịch vụ đại diện tranh tụng tố tụng dân sự về sở hữu trí tuệ như thế nào?
Phan Law không chỉ là đơn vị thực hiện dịch vụ tư vấn pháp lý chuyên nghiệp mà còn thực hiện dịch vụ đại diện Quý vị tranh tụng tố tụng dân sự về lĩnh vực sở hữu trí tuệ như sau:
Bước 1: Tư vấn khách hàng
Khi tiếp nhận thông tin từ khách hàng, chúng tôi sẽ phân tích và tư vấn theo hướng có lợi, đảm bảo quyền lợi nhất cho Quý vị
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ
Sau khi trao đổi về cách giải quyết, chúng tôi sẽ yêu cầu khách hàng cung cấp chứng cứ, giấy tờ liên quan đến thực tranh chấp
Bước 3: Phân công người giải quyết
Phân công luật sư tham gia tố tụng dân sự, xác định về điều kiện, thẩm quyền giải quyết, thời gian thực hiện để soạn thảo đơn khởi kiện và giấy tờ liên quan để nộp cho Tòa án có thẩm quyền giải quyết. Bên cạnh đó, thông báo tình hình và kết quả tới cho Quý vị
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về các vấn đề liên quan đến luật sở hữu trí tuệ. Hãy liên hệ với chúng tôi khi bạn có những vấn đề liên quan để được tư vấn chi tiết và đảm bảo đúng pháp luật qua thông tin dưới đây:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư