Sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực phần mềm máy tính có lẽ đã không còn là một lĩnh vực xa lạ đối với các quốc gia. Nhưng không phải vì thế mà các nhà sáng tạo biết cách bảo hộ cho quyền lợi của mình trước những nguy cơ. Cũng vì lý do đó mà các hành vi vi phạm bản quyền phần mềm càng ngày càng biến chất với mức độ nguy hiểm hơn. Vì vậy mà vấn đề này trở nên nóng hơn bao giờ hết mà mỗi quốc gia phải đối mặt và tìm cách giải quyết. Việt Nam cũng thế, để góp phần ngăn chặn tình trạng vi phạm bản quyền đối với phần mềm máy tính thì trước hết cần tiến hành xác định được hành vi đồng bộ với các giải pháp phù hợp.
Xem thêm:
>> Đăng ký bản quyền logo thương hiệu hiệu quả
>> Cách đăng ký bản quyền kênh youtube
>> Đăng ký bản quyền cần chuẩn bị những gì?
Các hành vi vi phạm bản quyền phần mềm
Quy định về hành vi vi phạm bản quyền phần mềm
Nhằm cụ thể hoá cho căn cứ xử lý cũng như bảo vệ quyền lợi của chủ sở hữu hợp pháp thì pháp luật quy định rõ các hành vi vi phạm bản quyền phần mềm. Theo quy định tại Điều 28 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 thì những hành vi này bao gồm:
– Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.
– Mạo danh tác giả.
– Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.
– Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó.
– Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
– Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm đ khoản 1 Điều 25 của Luật này.
– Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp quy định tại điểm i khoản 1 Điều 25 của Luật này.
– Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật.
– Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.
– Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
– Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
– Cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
– Cố ý xóa, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm.
– Sản xuất, lắp ráp, biến đổi, phân phối, nhập khẩu, xuất khẩu, bán hoặc cho thuê thiết bị khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình.
– Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo.
– Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
Xử lý vi phạm bản quyền phần mềm
Xử lý hành vi vi phạm bản quyền phần mềm
Căn cứ vào tính chất, mức độ nghiêm trọng thì một hành vi vi phạm có thể bị áp dụng chế tài khác nhau. Các biện pháp trong trường hợp này có thể là:
Xử phạt hành chính
Đối với các hành vi vi phạm mà chưa đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm sẽ bị xử lý bởi các biện pháp hành chính. Tùy theo hành vi và cách thức thực hiện mà sẽ có các biện pháp xử lý, bao gồm phạt tiền và các biện pháp khắc phục hậu quả. Nội dung này thể hiện trong Nghị định 131/2013/NĐ-CP, được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 28/2017/NĐ-CP và Nghị định 29/2021/NĐ-CP.
Xử lý dân sự
Khi chủ thể khác có hành vi sử dụng phần mềm vi phạm bản quyền thì chủ sở hữu hoặc chủ thể có liên quan có quyền về quyền tác giả có thể khởi kiện tại Tòa án hoặc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết. Điều 202 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 quy định về các biện pháp dân sự mà Tòa án áp dụng để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm.
Xử lý hình sự
Ngoài ra, hành vi vi phạm bản quyền phần mềm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu có đầy đủ các dấu hiệu pháp lý cấu thành tội phạm. Hành vi vi phạm bản quyền có thể bị xử lý về tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định tại Điều 225 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Trên đây là nội dung tư vấn về hành vi vi phạm bản quyền phần mềm máy tính. Nếu cần thông tin chi tiết bạn có thể liên hệ để được Phan Law Vietnam tư vấn thêm.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư