Nhằm tăng cường mạnh mẽ các biện pháp thực hiện giãn cách xã hội, các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thiết yếu mới được phép hoạt động trong thời gian này.
Xem thêm:
>> Nanogen xúc tiến đề nghị cấp phép khẩn cấp cho vaccine phòng chống Covid
>> Bỏ quyền sở hữu trí tuệ vacxin COVID-19: Tưởng dễ nhưng lắm gian nan!
>> Những điều cần biết về quy định đốt pháo hoa năm 2021
Thành phố Hồ Chí Minh áp dụng Chỉ thị 16 về giãn cách xã hội
Chiều tối 7-7, UBND TP.HCM tổ chức cuộc họp công bố một số nội dung chỉ đạo quan trọng về công tác chống dịch COVID-19 trong thời gian tới. Tại cuộc họp, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong cho biết cả hệ thống chính trị và nhân dân thành phố đã vào cuộc quyết liệt và triển khai thực hiện rất nhiều giải pháp sáng tạo, đồng bộ, chủ động để kiểm soát, khống chế dịch bệnh.
Tuy nhiên, do tính chất phức tạp của đại dịch, cùng với mật độ dân cư rất cao tại thành phố và mức độ giao thương với các địa phương rất lớn nên công tác kiểm soát dịch bệnh đặt ra nhiều thách thức, nhất là kiểm soát chủng virus Delta có khả năng lây lan nhanh, có khả năng giảm hiệu quả bảo vệ của vắc xin.
Chính vì vậy, để nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, thành phố xác định cần phải làm quyết liệt hơn nữa, xem đây là cuộc chiến thực sự, phải chấp nhận hy sinh lợi ích ngắn hạn để đảm bảo cho sự phát triển dài hạn và nâng cao một mức nữa trong công tác phòng chống dịch. Do đó áp dụng chỉ thị số 16 của Thủ tướng 15 ngày trên địa bàn thành phố từ 0h ngày 9-7-2021.
Thế nào là dịch vụ thiết yếu được hoạt động trong thời gian giãn cách?
Dịch vụ thiết yếu được hoạt động trong thời gian giãn cách?
Căn cứ điểm c khoản 2.2 công văn 2468/UBND-VX ngày 23/7/2021 của UBND TP HCM về tăng cường mạnh mẽ các biện pháp thực hiện giãn cách xã hội toàn TP theo tinh thần Chỉ thị 16 của Thủ tướng, các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thiết yếu sau đây được phép hoạt động trong thời gian giãn cách xã hội:
1. Y tế (trừ các hoạt động thẩm mỹ thực hiện tại các cơ sở: bệnh viện, phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa), dược phẩm, lương thực, thực phẩm, cung cấp suất ăn công nghiệp cho các bệnh viện, các khu cách ly, các bệnh viện dã chiến thu dung điều trị, các doanh nghiệp đang thực hiện phương án “3 tại chỗ”.
2. Các bếp ăn từ thiện.
3. Cung cấp điện, nước, xăng dầu, gas, bưu chính, viễn thông, vệ sinh công cộng, duy tu các lĩnh vực giao thông đô thị và hạ tầng kỹ thuật đô thị, vận chuyển hàng hóa thiết yếu.
4. Kho bạc nhà nước, dịch vụ tang lễ.
5. Các đơn vị đang phục vụ công tác hậu cần trong phòng, chống dịch.
6. Các cơ sở lưu trú (khách sạn) đang thực hiện hỗ trợ các đội ngũ y bác sĩ lưu trú và phục vụ cách ly cho các chuyên gia và một số dịch vụ thiết yếu khác do cấp có thẩm quyền quy định được hoạt động theo yêu cầu phục vụ và bảo đảm an toàn.
Các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân và công tác phòng chống dịch bệnh; vận tải nguyên vật liệu, thành phẩm, thiết bị, phụ tùng phục vụ sản xuất, xuất nhập khẩu; các doanh nghiệp dịch vụ logistic; các doanh nghiệp sản xuất đã đăng ký và bảo đảm công tác an toàn, tuân thủ nghiêm nguyên tắc “3 tại chỗ” hoặc “một cung đường – 2 địa điểm”.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư