Kính chào văn phòng luật Phan Law Vietnam, tôi có vấn đề mong được giải đáp như sau:
Trong quy định của Luật Sở hữu trí tuệ thì có hay đề cập đến vấn đề bản quyền của các tác phẩm chuyển thể. Vậy hiểu thế nào về khái niệm tác phẩm chuyển thể? Nhờ Phan Law Vietnam giải đáp giúp tôi.
Xin chân thành cảm ơn!
Logo ngành thiết kế thời trang nên đăng ký bản quyền hay nhãn hiệu?
Livestream phim chiếu rạp trên trang cá nhân có vi phạm bản quyền?
Khi sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian có phải dẫn chiếu xuất xứ không?
Trả lời:
Tác phẩm chuyển thể là một trong các đối tượng được bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan. Chúng ta cùng tìm hiểu cụ thể trong bài viết sau đây.
Khoản 8 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ đã liệt kê tác phẩm phái sinh bao gồm: tác phẩm dịch, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn. Theo đó, tác phẩm chuyển thể có thể hiểu là: tác phẩm được hình thành từ tác phẩm văn học sang một loại hình khác ví dụ chuyển thể từ tác phẩm văn học thành kịch bản sân khấu hoặc điện ảnh. Tác phẩm gốc có thể là tiểu thuyết, trường ca, truyện dài… hoặc cũng có thể là tác phẩm kịch (sân khấu) được chuyển thành kịch bản điện ảnh, nhạc kịch… Một ví dụ cụ thể để bạn hiểu thêm về khái niệm này: Một số tác phẩm văn học của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã được chuyển thể vào điện ảnh như Kính vạn hoa (phim): 2004 TFS, dựa trên Kính vạn hoa; Phim cô gái đến từ hôm qua được chuyển thể từ tác phẩm cùng tên… Các bộ phim này đều được xem là một hình thức tác phẩm phái sinh dưới dạng chuyển thể.
Tác phẩm chuyển thể là hình thức thể hiện của tác phẩm phái sinh và vẫn được bảo hộ quyền tác giả theo quy định tại Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019) với một số lưu ý cụ thể như sau:
Thứ nhất, về hình thức thể hiện của tác phẩm phái sinh, pháp luật quyền tác giả không bảo hộ nội dung ý tưởng mà chỉ bảo hộ hình thức thể hiện của ý tưởng.
Thứ hai, về tính nguyên gốc, tác phẩm phái sinh phải do tác giả tự mình sáng tạo nên mà không sao chép từ tác phẩm/những tác phẩm khác, kể cả tác phẩm của chính tác giả đó. Để một tác phẩm phái sinh được bảo hộ thì nó phải mang dấu ấn sáng tạo của tác giả và đồng thời không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.
Cả hai lưu ý này thực tế đã được pháp luật đề cập đến tại Khoản 2 và khoản 3 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019).
Trên đây là những thông tin pháp lý cụ thể mà Phan Law muốn chia sẻ để bạn có thể hiểu thêm về khái niệm tác phẩm chuyển thể. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin thủ tục pháp lý bảo hộ tác phẩm chuyển thể thông qua những bài viết mà Phan Law đã cung cấp trên trang website https://phan.vn hoặc tổng đài tư vấn 1900.599.995 để được hỗ trợ chính xác!
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn