Kính chào văn phòng luật Phan Law Vietnam, tôi có vấn đề mong được giải đáp như sau:
Khi sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian có phải dẫn chiếu xuất xứ không? Luật Sở hữu trí tuệ quy định như thế nào về vấn đề này? Nhờ Phan Law Vietnam tư vấn giúp tôi.
Xin chân thành cảm ơn!
Logo ngành thiết kế thời trang nên đăng ký bản quyền hay nhãn hiệu?
Livestream phim chiếu rạp trên trang cá nhân có vi phạm bản quyền?
Logo trắng đen nên bảo hộ bằng cách nào?
Trả lời:
Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là sáng tạo tập thể trên nền tảng truyền thống của một nhóm hoặc các cá nhân nhằm phản ánh khát vọng của cộng đồng, thể hiện tương xứng đặc điểm văn hóa và xã hội của họ, các tiêu chuẩn và giá trị được lưu truyền bằng cách mô phỏng hoặc bằng cách khác.
- a) Truyện, thơ, câu đố (là các loại hình nghệ thuật ngôn từ);
- b) Điệu hát, làn điệu âm nhạc; điệu múa, vở diễn, nghi lễ và các trò chơi (là các loại hình nghệ thuật biểu diễn như chèo, tuồng, cải lương, múa rối, điệu hát, làn điệu âm nhạc; điệu múa, vở diễn, trò chơi dân gian, hội làng, các hình thức nghi lễ dân gian);
- d) Sản phẩm nghệ thuật đồ họa, hội họa, điêu khắc, nhạc cụ, hình mẫu kiến trúc và các loại hình nghệ thuật khác được thể hiện dưới bất kỳ hình thức vật chất nào.
Theo quy định hiện hành, tổ chức, cá nhân khi sử dụng tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian phải dẫn chiếu xuất xứ của loại hình tác phẩm đó và bảo đảm giữ gìn giá trị đích thực của tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian (Điều 23 Luật Sở hữu trí tuệ). Dẫn chiếu xuất xứ loại hình tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật sở hữu trí tuệ là việc chỉ ra nguồn gốc, địa danh của cộng đồng cư dân nơi tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian được hình thành (Điều 18 Nghị định 22/2018/NĐ – CP).
Cám ơn quý bạn đọc đã quan tâm đến chủ đề này của chúng tôi. Trường hợp quý khách mong muốn được hỗ trợ cụ thể hơn, mời liên hệ với Phan Law Vietnam theo thông tin dưới đây:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn