Xác định chính xác hồ sơ ly hôn nộp ở đâu sẽ giúp bạn rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục ly hôn, đồng thời tránh được các rắc rối phát sinh khi không may nộp hồ sơ nhầm chỗ. Ngoài địa điểm nộp hồ sơ, bạn cũng cần nắm được các quy định pháp lý về ly hôn như: thành phần hồ sơ, quyền yêu cầu ly hôn, phân chia tài tài, vấn đề nuôi con…
Xem thêm:
>> Làm cách nào để giải quyết ly hôn nhanh chóng, hiệu quả nhất?
>> Thủ tục thực hiện ly hôn đơn phương như thế nào?
>> Giải quyết ly hôn nhanh nhất tại TPHCM
Nộp hồ sơ ly hôn ở đâu khi quyết định chấm dứt hôn nhân?
Ly hôn là thủ tục như thế nào?
Theo định nghĩa tại khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014: “Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.”
Tương tự như kết hôn, ly hôn được pháp luật quy định chi tiết trình tự và cách thức tiến hành. Dựa trên tinh thần tự nguyện của các bên và luôn phải đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của mỗi bên.
Hồ sơ ly hôn nộp ở đâu?
Hồ sơ ly hôn cần được nộp đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết vụ án, vụ việc ly hôn. Hồ sơ ly hôn nộp ở đâu dựa trên căn cứ pháp lý tại Điều 35 và Điều 39 Luật Hôn nhân gia đình. Ngoài ra, việc xác định tòa án nhân dân có thẩm quyền thực hiện theo hướng dẫn tại Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015.
Theo quy định tại Điều 35 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015, thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp Huyện bao gồm:
“a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;
….
3. Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.”
Như vậy, trường hợp ly hôn có yếu tố nước ngoài, tòa án nhân dân cấp Huyện sẽ không có thẩm quyền thụ lý. Trường hợp này bạn cần tiến hành thủ tục ly hôn tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh theo hướng dẫn tại Điều 37 Bộ Luật Tố Tụng Dân sự 2015:
“Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc sau đây:
a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này, trừ những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật này;
b) Yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 27, 29, 31 và 33 của Bộ luật này, trừ những yêu cầu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật này;”.
Trình tự thực hiện thủ tục ly hôn
Sau khi xác định được hồ sơ ly hôn nộp ở đâu, bạn cần bắt tay vào chuẩn bị để có thể thực hiện thủ tục ly hôn nhanh chóng, chính xác nhất.
Thực hiện thủ tục ly hôn theo đúng trình tự pháp luật
Chuẩn bị hồ sơ ly hôn như thế nào?
Hồ sơ ly hôn yêu cầu phải có các tài liệu liên quan đến quá trình hôn nhân, chung sống của hai bên vợ chồng. Cụ thể:
- Đơn yêu cầu/khởi kiện ly hôn. Bạn có thể tự soạn đơn hoặc mua đơn tại Tòa án
- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn bản gốc
- Chứng từ chứng minh nhân thân của người thực hiện yêu cầu ly hôn. Các giấy tờ này bao gồm: Hộ chiếu, chứng minh nhân dân, căn cước công dân, sổ hộ khẩu…
- Chứng từ chứng minh tranh chấp hôn nhân (nếu có)
- Tài liệu về tài sản chung, con cái
- Các vấn đề cần được giải quyết chung khi thực hiện ly hôn.
Đơn ly hôn cần có những nội dung gì?
Đơn ly hôn thực tế cần bảo đảm được nội dung của đơn khởi kiện/đơn yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự. Theo hướng dẫn tại Điều 189 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015:
- Ngày, tháng, năm làm đơn; Tên Tòa án nhận đơn
- Tên, nơi cư trú, làm việc của người làm đơn; Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ
- Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).
- Quyền, lợi ích hợp pháp của người làm đơn bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết
- Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có)
- Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn
Trong một số trường hợp, việc xác định hồ sơ ly hôn nộp ở đâu và được tiến hành như thế nào sẽ khá khó khăn đối với các chủ thể không thường xuyên tìm hiểu và thực hiện các thủ tục tư pháp. Vì vậy, nếu bạn đang gặp vướng mắc khi thực hiện thủ tục ly hôn nói chung và các vấn đề pháp lý liên quan khác, hãy liên hệ ngay với luật sư và các chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm của Phan Law Vietnam thông qua các phương thức dưới đây.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư