Hồ sơ thành lập công ty tại Hà Nội
Theo Luật Doanh Nghiệp 2020, doanh nghiệp có thể lựa chọn giữa việc đăng ký trực tuyến thông qua Hệ thống quốc gia về đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh. Quy trình đăng ký trực tuyến giúp tiết kiệm thời gian và giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp.
Hồ sơ thành lập công ty cần được chuẩn bị một cách đầy đủ và chính xác, tùy vào loại hình doanh nghiệp mà chuẩn bị hồ sơ phù hợp. Thông thường, hồ sơ này bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (theo mẫu): Cung cấp thông tin chi tiết về loại hình doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở, mục đích kinh doanh, vốn điều lệ, và các thông tin khác liên quan.
- Điều lệ công ty;
- Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp;
- Danh sách cổ đông sáng lập (đối với Công ty cổ phần);
- Danh sách thành viên (đối với Công ty TNHH 2 thành viên trở lên);
- Giấy ủy quyền (nếu người nộp hồ sơ không phải đại diện pháp luật);
- Bản sao công chứng CMND/CCCD/hộ chiếu của các thành viên, đại diện pháp luật và người được ủy quyền nộp hồ sơ (không quá 06 tháng).
- Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Hợp đồng thuê đất: Chứng minh quyền sử dụng đất nếu doanh nghiệp có địa điểm kinh doanh cố định…
Quy trình thủ tục thành lập công ty tại Hà Nội
Bước 1: Nộp hồ sơ và các giấy tờ liên quan trực tiếp tới Phòng đăng ký kinh doanh Hà Nội, hoặc thực hiện đăng ký trực tuyến. Bạn cần thanh toán lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định.
Nếu nộp hồ sơ trực tuyến qua Cổng thông tin quốc gia, bạn có thể truy cập vào đường link: https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn/. Điền các nội dung theo yêu cầu và tải lên các tệp tài liệu đính kèm theo quy định.
Bước 2: Nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sau khi cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét và phê duyệt hồ sơ của bạn. Thời gian giải quyết hồ sơ không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Lợi ích khi đăng ký thành lập công ty
Đăng ký thành lập công ty mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho doanh nghiệp. Dưới đây là một số điểm lợi ích quan trọng khi quyết định đăng ký thành lập công ty như:
- Chứng nhận hợp pháp: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là bằng chứng pháp lý chính thức về sự hợp pháp của doanh nghiệp.
- Tránh rủi ro pháp lý: Doanh nghiệp có thể tránh được những rủi ro pháp lý và xây dựng nền tảng pháp lý vững chắc.
- Tạo dấu ấn chuyên nghiệp: Có giấy phép kinh doanh giúp tạo ra ấn tượng chuyên nghiệp, nâng cao uy tín của doanh nghiệp.
- Thu hút đối tác và nhà đầu tư: Các đối tác và nhà đầu tư thường tin tưởng hơn vào doanh nghiệp đã đăng ký hợp pháp.
- Quyền lợi về thuế: Doanh nghiệp được hưởng các quyền lợi về thuế và ưu đãi thuế theo quy định của pháp luật.
- Tham gia các gói hỗ trợ chính sách: Doanh nghiệp có cơ hội tham gia các gói hỗ trợ và chính sách ưu đãi từ chính phủ và các tổ chức khác.
- Dễ dàng mở tài khoản ngân hàng: Việc đăng ký giấy phép kinh doanh giúp doanh nghiệp dễ dàng mở tài khoản ngân hàng, quản lý tài chính một cách thuận tiện.
- Thuận lợi trong giao dịch tài chính: Doanh nghiệp có thể tham gia các giao dịch tài chính một cách thuận lợi và an toàn hơn.
- Thực hiện chính sách nhân sự: Có giấy phép kinh doanh giúp doanh nghiệp dễ dàng thực hiện chính sách nhân sự, bảo vệ quyền lợi của người lao động và doanh nghiệp.
- Thuận lợi trong các giao dịch nhân sự: Quản lý thông tin nhân sự và các giao dịch nhân sự trở nên thuận tiện và tuân thủ pháp luật.
- Thuận lợi trong huy động vốn: Doanh nghiệp có thể dễ dàng huy động vốn từ nguồn tài trợ và đầu tư bên ngoài.
- Có khả năng đầu tư lớn hơn: Đăng ký thành lập công ty tạo điều kiện cho doanh nghiệp có khả năng đầu tư lớn và phát triển bền vững.
Trên đây là tư vấn của Phan Law Vietnam xin được thông tin đến Quý khách. Nếu còn vướng mắc hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác Quý khách vui lòng liên hệ thông tin dưới đây để có thể được giải đáp nhanh nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư