Đăng ký kinh doanh là hoạt động bắt buộc của hầu hết các doanh nghiệp, tổ chức khi muốn tham gia vào hoạt động kinh tế thị trường. Tuy nhiên, không phải bất kỳ hoạt động nào pháp luật cũng bắt buộc bạn phải tiến hành thủ tục đăng ký. Cùng tìm hiểu ngay vấn đề này thật kỹ trong bài viết dưới đây nhé.
>> Tham khảo bài viết: Tư vấn thủ tục đăng ký kinh doanh nhanh năm 2021
Hoạt động kinh doanh thương mại cần đăng ký
Hoạt động kinh doanh có thể hiểu là việc sản xuất sinh lợi nhuận, xây dựng, thương mại, dịch vụ chuyên nghiệp được thực hiện một cách có tổ chức và liên tục. Chủ thể của hoạt động kinh doanh được gọi là thương nhân, cụ thể tại khoản 1 Điều 6 Luật Thương mại 2005 có giải thích: “Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.”
Thương nhân có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Theo đó, tất cả các thương nhân khi thực hiện hoạt động kinh doanh đều phải đăng ký kinh doanh với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, không phải chủ thể hoạt động kinh doanh nào cũng được coi là thương nhân và cũng bắt buộc phải đăng ký kinh doanh.
Hoạt động kinh doanh thương mại không cần đăng ký.
Theo quy định tại Nghị định 39/2007/NĐ-CP về hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh, pháp luật có xác định các đối tượng áp dụng bao gồm: Cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh (sau đây gọi tắt là cá nhân hoạt động thương mại) và Tổ chức, cá nhân khác liên quan đến hoạt động thương mại của cá nhân hoạt động thương mại.
Cụ thể hơn, tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP có liệt kê các hoạt động thương mại không cần đăng ký bao gồm:
“Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây:
a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.”.
Ngoài ra, tại khoản 2 Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP cũng có nhắc đến một hình thức kinh doanh thương mại khác không cần đăng ký đó là: “Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương”.
Trên đây chính là các thông tin về hoạt động thương mại cần và không cần đăng ký theo quy định hiện hành của pháp luật, trong trường hợp cần được hỗ trợ cụ thể nhất bạn có thể trực tiếp liên hệ với Phan Law thông qua:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn