Khi cổ đông công ty có nhu cầu bán lại cổ phần của mình tại công ty thông qua hợp đồng theo cách thông thường hoặc thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán. Vậy, trường hợp chuyển nhượng thông qua hợp đồng thì hợp đồng này có cần công chứng không? Mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây để hiểu thêm về vấn đề này
Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần có cần công chứng?
Pháp luật doanh nghiệp không có quy định hợp đồng chuyển nhượng cổ phần phải công chứng. Theo Khoản 2 Điều 119 Bộ luật dân sự 2015, Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định những giao dịch liên quan tới bất động sản hoặc các giao dịch liên quan tới động sản có đăng ký quyền sở hữu bắt buộc phải thực hiện thủ tục công chứng hoặc chứng thực. Với những trường hợp khác pháp luật quy định giao dịch dân sự phải thể hiện bằng văn bản, phải có công chứng hoặc chứng thực thì phải tuân theo quy định đó. Do đó, hợp đồng này không bắt buộc phải công chứng. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể lựa chọn hình thức công chứng hoặc chứng thực cho hợp đồng chuyển nhượng này.
Có nên công chứng hợp đồng chuyển nhượng cổ phần?
Mặc dù hợp đồng chuyển nhượng cổ phần không bắt buộc phải công chứng, chứng thực nhưng các bạn vẫn nên tiến hành thực hiện bởi những lý do sau:
- Có căn cứ về việc chuyển nhượng lưu tại tổ chức công chứng, không sợ mất, thất lạc, có thể xin trích sao nếu cần thiết
- Giảm nghĩa vụ chứng minh trong trường hợp có tranh chấp xảy ra (nếu không có thể phải chứng minh việc chuyển nhượng là có thực)
- Miễn trách nhiệm trong trường hợp công ty làm ăn thua lỗ mà các cổ đông cũ bỏ trốn (tra thông tin trên phòng đăng ký kinh doanh chỉ ra thông tin cổ đông sáng lập).
Cần lưu ý gì khi chuyển nhượng cổ phần?
Khi chuyển nhượng cổ phần thì cần lưu ý những vấn đề sau:
- Việc chuyển nhượng được thực hiện bằng hợp đồng theo cách thông thường hoặc thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán
- Chuyển nhượng bằng hợp đồng thì giấy tờ chuyển nhượng phải được bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng hoặc đại diện ủy quyền của họ ký.
- Trường hợp cổ đông là cá nhân chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của cổ đông đó là cổ đông của công ty.
- Trường hợp cổ phần của cổ đông là cá nhân chết mà không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì số cổ phần đó được giải quyết theo di chúc hoặc theo pháp luật
- Cổ đông có quyền tặng cho một phần hoặc toàn bộ cổ phần của mình tại công ty cho người khác; sử dụng cổ phần để trả nợ. Trường hợp này, người được tặng cho hoặc nhận trả nợ bằng cổ phần sẽ là cổ đông của công ty.
- Trường hợp cổ đông chuyển nhượng một số cổ phần thì cổ phiếu cũ bị hủy bỏ và công ty phát hành cổ phiếu mới ghi nhận số cổ phần đã chuyển nhượng và số cổ phần còn lại.
- Người nhận cổ phần do nhận chuyển nhượng cổ phần, chỉ trở thành cổ đông công ty từ thời điểm các thông tin của họ được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký cổ đông.
Trên đây là các nội dung tư vấn về hợp đồng chuyển nhượng cổ phần có cần công chứng? Nếu như có bất kỳ thắc mắc hay muốn được tư vấn thêm, hãy liên hệ Phan Law VietNam theo thông tin sau đây.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn