Nhãn hiệu được coi là một loại tài sản mang giá trị nền tảng cho tất cả các doanh nghiệp. Do đó, việc đăng ký nhãn hiệu là cần thiết nhằm bảo vệ cho tài sản này khỏi bị xâm phạm. Vậy có các loại nhãn hiệu nào? Thủ tục đăng ký nhãn hiệu ra sao? Cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau đây.
Xem thêm:
>> Thủ tục đăng ký nhãn hiệu năm 2021
>> Tư vấn chuyên sâu về đăng ký nhãn hiệu
>> Hành vi xâm phạm nhãn hiệu là gì?
Hướng dẫn đăng ký nhãn hiệu cơ bản
Thông tin cơ bản về nhãn hiệu và đăng ký nhãn hiệu
Nhãn hiệu được ví như một công cụ hỗ trợ hiệu quả trong việc marketing hoặc truyền thông cho doanh nghiệp. Thị trường nói chung và khách hàng nói riêng sẽ căn cứ chủ yếu vào yếu tố này để đánh giá phần nào chất lượng và uy tín của tổ chức, cá nhân đầu tư và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ thuộc thương hiệu đó.
Nhãn hiệu là gì?
Đây được xem là một trong những đối tượng thuộc phạm vi bảo hộ của quyền sở hữu trí tuệ. Về cơ bản theo quy định tại khoản 17 Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 thì nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
Ngoài ra thì sẽ còn có một số loại nhãn hiệu đặc biệt mang những đặc trưng riêng biệt khác.Những loại này bao gồm:
– Nhãn hiệu tập thể: nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.
– Nhãn hiệu chứng nhận: nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.
– Nhãn hiệu liên kết: các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau.
– Nhãn hiệu nổi tiếng: nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Đăng ký nhãn hiệu là gì?
Đăng ký bảo hộ đối với nhãn hiệu vốn là một thủ tục hành chính nhằm xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với đối tượng này. Thủ tục này sẽ do cơ quan có thẩm quyền xem xét và phê duyệt nhằm thừa nhận quyền của chủ sở hữu một cách hợp pháp. Hình thức đăng ký sẽ là ghi nhận lại nhãn hiệu và chủ sở hữu và Sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu và cấp giấy chứng nhận cho chủ sở hữu.
Qúa trình này sẽ được tiến hành trên cơ sở xem xét đơn, kiểm tra tính hợp lệ, quyền của người đăng ký dựa trên các quy định của pháp luật. Thủ tục đăng ký được quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Riêng với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký.
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu
Qúa trình đăng ký nhãn hiệu sẽ có 2 phần quan trọng nhất chính là hồ sơ đăng ký và các bước tiến hành. Chỉ cần có sai sót ở bất kỳ giai đoạn nào cũng đều ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng. Sau khi hồ sơ được nộp tại cơ quan có thẩm quyền thì sẽ trải qua các giai đoạn cơ bản sau:
Giai đoạn 1: Kiểm tra tính hợp lệ của hình thức
Trong thời hạn 01 tháng tính từ ngày nộp đơn, đơn vị tiếp nhận đơn sẽ tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của đơn và ra quyết định có chấp nhận đơn hay không.
Giai đoạn 2: Công bố đơn
Nếu đơn đáp ứng đủ các điều kiện về hình thức và được chấp nhận thì trong thời hạn tối đa là 2 tháng thì cơ quan có thẩm quyền sẽ thực hiện công bố đơn lên công báo sở hữu công nghiệp theo quy định.
Giai đoạn 3: Thẩm định nội dung
Cục sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành thẩm định nội dung trong đơn trên cơ sở các loại giấy tờ, tài liệu có liên quan. Kiểm tr xem có chính xác với thực tế và phù hợp với các quy định của pháp luật hay không. Thời gian để thực hiện giai đoạn này tối đa là 06 tháng kể từ ngày công bố đơn hợp lệ.
Giai đoạn 4: Cấp văn bằng
Quá trình thẩm định kết thúc, nếu hồ sơ đáp ứng được tất cả các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ thì Cục sở hữu trí tuệ sẽ thông báo cho bên nộp đơn bằng một văn bản về quyết định cấp văn bằng. Trường hợp không đủ điều kiện thì thông báo sẽ nêu rõ lý do để đơn vị tiến hành sửa đổi, bổ sung.
Trên đây là hướng dẫn của Phan Law Vietnam về thủ tục đăng ký nhãn hiệu đơn giản nhất. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ trực tiếp để được thông tin cụ thể hơn.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư