Trong những cuộc hôn nhân kết thúc và con cái dưới 3 tuổi đang ở trong tình huống nhạy cảm, quyết định về việc con ở với ai sau khi ly hôn là một quyết định quan trọng và ảnh hưởng đến cuộc sống của cả hai phụ huynh và con cái. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá quy trình quyết định của Tòa án trong vấn đề này.
Khi ly hôn con dưới 3 tuổi ở với ai?
Tại khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 đã quy định cụ thể rằng: “Con dưới 36 tháng tuổi sẽ do người mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, ngoại trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”.
Như vậy, có thể chắc chắn một điều rằng Tòa án ưu tiên việc giao con cho người mẹ chăm sóc nuôi dưỡng nếu người mẹ đủ khả năng trực tiếp nuôi con, khi con dưới 36 tháng tuổi cụ thể là dưới 3 tuổi. Tuy nhiên, nếu người mẹ không đáp ứng được điều kiện nuôi con hoặc có có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con thì khi này Tòa án sẽ giao con cho người cha trực tiếp nuôi dưỡng.
Ngoài ra, khi ly hôn mà vợ chồng có hai người con đều dưới 3 tuổi thì theo quy định ở khoản 3 Điều 81 nêu ở trên, con dưới 3 tuổi vẫn được giao cho người mẹ trực tiếp nuôi dưỡng miễn là người mẹ đáp ứng đủ các điều kiện chăm sóc cả hai con về mặt vật chất lẫn tinh thần. Còn nếu người mẹ không có đủ điều kiện chăm sóc cả hai con hoặc vợ chồng có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con, khi đó quyền nuôi con sẽ được chia đều cho vợ và chồng hoặc giao cho người cha nếu người cha đủ điều kiện nuôi cả hai bé.
Quyền và nghĩa vụ của người cha không trực tiếp nuôi con sau ly hôn
Trong Điều 82 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 có quy định về quyền và nghĩa vụ của người không trực tiếp nuôi con sau ly hôn như sau:
1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Như vậy, nếu người cha không trực tiếp nuôi con thì có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi, cấp dưỡng cho con và không được lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc nuôi con trực tiếp của người mẹ. Bên cạnh đó, người cha cũng có quyền thăm nom con mà không ai được cản trở.
Chồng có được đơn phương ly hôn khi con dưới 3 tuổi không?
Theo khoản 3 tại Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định: “Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”.
Như vậy, có thể hiểu quy định trên chỉ áp dụng đối với trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì người chồng không được phép nộp đơn ly hôn đơn phương. Còn trong trường hợp này con đã được gần 36 tháng tuổi (dưới 3 tuổi) thì người chồng có thể nộp đơn xin ly hôn đơn phường bình thường.
Và ở đây, pháp luật ưu tiên giao cho người mẹ trực tiếp nuôi dưỡng, miễn người mẹ đảm bảo điều kiện lợi ích mọi mặt của con. Nhưng người cha vẫn có quyền giành hoặc thay đổi quyền nuôi con dưới 3 tuổi khi người mẹ không đáp ứng các điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích phát triển của trẻ.
Trên đây là tư vấn của Phan Law Vietnam xin được thông tin đến Quý khách. Nếu còn vướng mắc hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ thông tin dưới đây để có thể được giải đáp nhanh nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư