Kính chào văn phòng luật Phan Law Vietnam, tôi có vấn đề mong được giải đáp như sau:
Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, những hành vi sao chép tác phẩm nào được xem là xâm phạm quyền tác giả? Nhờ Phan Law tư vấn giúp tôi.
Xin chân thành cảm ơn!
Khi nào được làm phim chuyển thể từ truyện mà không phải xin phép tác giả?
Khi nào chủ sở hữu quyền tác giả là Nhà nước?
Khi nào được xem là chủ sở hữu quyền tác giả?
Trả lời:
Đối với một tác phẩm thì việc sao chép thường được xem là hình thức phổ biến nhất. Có nhiều nhận định cho rằng sao chép tác phẩm trong mọi trường hợp đều là hành vi xâm phạm quyền tác giả. Tuy nhiên thực chất không phải bất cứ lúc nào hành vi sao chép này cũng là hành vi vi phạm.
Khoản 10 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 quy định sao chép là việc tạo ra một hoặc nhiều bản sao của tác phẩm hoặc bản ghi âm, ghi hình bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc lưu trữ thường xuyên hoặc tạm thời tác phẩm dưới hình thức điện tử.
Việc sao chép là một trong những quyền tài sản thuộc cơ chế quyền tác giả theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 20 Luật này. Tuy nhiên không phải bất cứ hành vi nào sử dụng tác phẩm cũng bị cho là vi phạm.
Một hành vi sao chép bị cho là vi phạm quyền tác giả theo quy định khoản 6 Điều 28 Luật này là việc sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Tuy nhiên ở một số trường hợp việc sao chép này vẫn không bị xem là xâm phạm quyền tác giả. Trường hợp đó bao gồm:
– Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân
– Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu
Vì vậy dựa trên cơ sở này thì không phải bất cứ hành vi sao chép tác phẩm nào cũng là hành vi xâm phạm quyền tác giả.
Để xác định chính xác trường hợp của mình, bạn vui lòng liên hệ theo thông tin bên dưới đây để được Phan Law Vietnam tư vấn chính xác nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn