Trong quá trình thực hiện nghĩa vụ nộp thuế vào ngân sách nhà nước, doanh nghiệp gần như không thể tránh khỏi những nhầm lẫn và sai sót. Điều này dẫn đến việc cung cấp thông tin trên chứng từ nộp thuế không chính xác. Khi đó, doanh nghiệp phải nhanh chóng khắc phục sai sót, đồng thời phải lập thư tra soát thông tin trên chứng từ nộp thuế để xử lý theo quy định. Vấn đề này được quy định tại khoản 2 Điều 17 Thông tư 84/2016/TT-BTC như sau:
Hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân gồm những gì?
Thời điểm xác nhận nộp hồ sơ thuế điện tử là khi nào?
Tiền thuê nhà cho người lao động có được coi là chi phí được trừ?
“2. Thực hiện tra soát và điều chỉnh thông tin hạch toán thu ngân sách nhà nước
a) Đối với người nộp thuế
Trường hợp người nộp thuế phát hiện khai không chính xác các thông tin trên chứng từ nộp thuế, người nộp thuế phối hợp với ngân hàng/ cơ quan kho bạc nhà nước phục vụ người nộp thuế để xử lý sai sót trong việc nộp tiền vào ngân sách.
Trường hợp người nộp thuế phát hiện sai sót liên quan đến khoản nộp ngân sách nhà nước đã được cơ quan thuế hạch toán và thông báo, người nộp thuế lập thư tra soát (mẫu số C1-11/NS ban hành kèm theo Thông tư này) kèm theo chứng từ nộp thuế hoặc thông tin liên quan đến nội dung đề nghị điều chỉnh sai sót gửi cơ quan thuế.
b) Đối với ngân hàng chưa phối hợp thu hoặc ngân hàng phối hợp thu
Khi nhận được thư tra soát từ người nộp thuế, ngân hàng chưa phối hợp thu hoặc ngân hàng phối hợp thu có trách nhiệm thực hiện tra soát và điều chỉnh sai sót theo quy định về xử lý sai sót trong thanh toán. Trường hợp đã chuyển tiền và thông tin nộp ngân sách sang ngân hàng ủy nhiệm thu, nếu phát hiện sai sót thì ngân hàng chưa phối hợp thu hoặc ngân hàng phối hợp thu lập thư tra soát với ngân hàng ủy nhiệm thu để thực hiện tra soát và điều chỉnh sai sót theo quy trình thanh toán giữa các ngân hàng.
c) Đối với ngân hàng ủy nhiệm thu
Khi nhận được thư tra soát từ ngân hàng chưa phối hợp thu hoặc từ ngân hàng phối hợp thu, ngân hàng ủy nhiệm thu có trách nhiệm thực hiện tra soát và điều chỉnh sai sót theo quy định về xử lý sai sót trong thanh toán; đồng thời gửi thông tin đã điều chỉnh cho cơ quan kho bạc nhà nước (nếu chứng từ đã được truyền sang cơ quan kho bạc nhà nước) để điều chỉnh sai sót liên quan đến hạch toán khoản nộp tại cơ quan kho bạc nhà nước.
Trường hợp chuyển thừa tiền (so với số tiền khách hàng nộp), ngân hàng gửi thư tra soát sang cơ quan kho bạc nhà nước. Căn cứ nội dung tra soát của ngân hàng, cơ quan kho bạc nhà nước trả lại tiền thừa cho ngân hàng. Trường hợp chuyển thiếu tiền, ngân hàng thực hiện chuyển bổ sung cho đủ số tiền phải nộp ngân sách nhà nước về tài khoản của cơ quan kho bạc nhà nước, bảo đảm các thông tin hạch toán khớp đúng thông tin đã hạch toán trước đó.
d) Đối với cơ quan kho bạc nhà nước
Khi đã hạch toán thu ngân sách nhà nước và chuyển thông tin thu ngân sách nhà nước sang cơ quan thuế, nếu phát hiện sai sót thì cơ quan kho bạc nhà nước có trách nhiệm điều chỉnh thông tin và gửi thông báo sang cơ quan thuế để cơ quan thuế điều chỉnh thông tin quản lý.
Khi nhận được thư tra soát từ người nộp thuế/ cơ quan thuế/ ngân hàng thì cơ quan kho bạc nhà nước có trách nhiệm tra soát, điều chỉnh thông tin và thông báo với các cơ quan liên quan để điều chỉnh thông tin thu nộp ngân sách nhà nước.
Cơ quan kho bạc nhà nước có trách nhiệm lập thư tra soát bằng phương thức điện tử đối với các khoản đã hạch toán vào tài khoản chờ xử lý các khoản thu của cơ quan thuế để cơ quan thuế bổ sung thông tin hạch toán thu ngân sách nhà nước.
đ) Đối với cơ quan thuế
Khi nhận được thư tra soát từ người nộp thuế, cơ quan thuế có trách nhiệm tra soát thông tin thu nộp và lập giấy đề nghị điều chỉnh thu ngân sách nhà nước (mẫu số C1-07/NS ban hành kèm theo Quyết định số 759/QĐ-BTC ngày 16/04/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) gửi cơ quan kho bạc nhà nước để thực hiện điều chỉnh; sau khi cơ quan kho bạc nhà nước đã điều chỉnh, cơ quan thuế thông báo cho người nộp thuế biết.
Khi nhận được đề nghị tra soát của cơ quan kho bạc nhà nước, cơ quan thuế có trách nhiệm xác nhận hoặc bổ sung thông tin hạch toán thu ngân sách gửi cơ quan kho bạc nhà nước để làm căn cứ điều chỉnh thông tin hạch toán thu ngân sách nhà nước tại cơ quan kho bạc nhà nước.
Căn cứ thông tin tra soát, xác nhận, điều chỉnh của ngân hàng hoặc cơ quan kho bạc nhà nước, cơ quan thuế điều chỉnh số tiền chậm nộp phù hợp với ngày nộp thuế thực tế phát sinh.”
Hy vọng những thông tin trên đây đã giải đáp được những vướng mắc liên quan đến vấn đề khi nào phải thực hiện tra soát thông tin trên chứng từ nộp thuế? Để có thể được tư vấn chi tiết hơn về các trường hợp cụ thể, quý khách hàng vui lòng liên hệ với Phan Law Vietnam theo thông tin sau.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn