Kính chào văn phòng luật Phan Law Vietnam, tôi có vấn đề mong được giải đáp như sau:
Tôi ở quê lên thành phố tìm việc làm để kiếm thêm thu nhập. Do nhà nghèo, không có điều kiện đi học nên tôi không biết chữ. Được biết khi lên thành phố làm việc thì sẽ phải ký hợp đồng lao động, nhưng với trường hợp như tôi thì làm sao ký hợp đồng lao động nếu không biết chữ?
Xin chân thành cảm ơn!
Xem thêm:
>> Có được đòi lương khi không ký hợp đồng lao động?
>> Phí làm thẻ căn cước công dân gắn chip là bao nhiêu?
>> Doanh nghiệp có được đóng BHXH thấp hơn mức lương trong HĐLĐ?
Không biết chữ có thể ký hợp đồng lao động không?
Trả lời:
Phan Law Vietnam gửi lời chào đến bạn, cảm ơn bạn đã có sự quan tâm và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Đối với nội dung thắc mắc của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:
Các phương thức giao kết hợp đồng lao động
Hợp đồng lao động là là sự thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động về các vấn đề như: nội dung công việc, địa điểm làm việc, lương, thưởng, thời gian làm việc,… Về cơ bản, hợp đồng lao động là một loại hợp đồng dân sự và được điều chỉnh bởi pháp luật Dân sự hiện hành.
Đối với một hợp đồng dân sự, thời điểm giao kết hợp đồng được quy định tại Điều 400 Bộ Luật Dân sự 2015:
- Hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được chấp nhận giao kết.
- Trường hợp các bên có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng trong một thời hạn thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm cuối cùng của thời hạn đó.
- Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng.
- Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hay bằng hình thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản.
Trường hợp hợp đồng giao kết bằng lời nói và sau đó được xác lập bằng văn bản thì thời điểm giao kết hợp đồng được xác định theo khoản 3 Điều này.”
Có thể thấy, với hợp đồng lao động bằng văn bản, ngoài việc ký còn có thể thay bằng hình thức chấp nhận khác, và hình thức này cần được quy định trong hợp đồng.
Quy định về ký kết hợp đồng lao động với người giúp việc không biết chữ
Để hỗ trợ và bảo đảm các quyền, lợi ích chính đáng của người giúp việc gia đình không biết chữ; pháp luật yêu cầu người sử dụng lao động thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 27/2014/NĐ-CP, được hướng dẫn chi tiết tại Điều 4 Thông tư 19/2014/TT-BLĐTBXH như sau:
- Người sử dụng lao động đọc đầy đủ, rõ ràng toàn bộ nội dung hợp đồng lao động để người lao động nghe và thống nhất nội dung trước khi ký hợp đồng lao động.
- Người lao động thực hiện ký hợp đồng lao động với người sử dụng lao động bằng hình thức điểm chỉ.
- Trường hợp có người thứ ba không phải là thành viên của hộ gia đình thuê mướn, sử dụng lao động là người giúp việc gia đình làm chứng thì trong hợp đồng lao động phải ghi rõ họ và tên, số chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu, hộ khẩu thường trú, địa chỉ liên lạc khi cần và chữ ký của người làm chứng.
Quy định về ký hợp đồng lao động với người giúp việc không biết chữ.
Như vậy, bạn không cần phải quá lo lắng về việc làm sao ký hợp đồng nếu không biết chữ. Tùy từng ngành nghề, công việc cụ thể bạn có thể giao kết hợp đồng lao động đúng pháp luật. Nếu có bất kỳ khó khăn hay thắc mắc nào về vấn đề lao động, bạn có thể trực tiếp trao đổi thêm với các chuyên viên pháp lý của Phan Law Vietnam thông qua các hình thức liên hệ dưới đây.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư