Khi vợ, chồng ly hôn mối quan hệ vợ chồng hợp pháp chính thức bị phá vỡ trên phương diện pháp luật. Đối với trường hợp vợ, chồng có con chung mà đặc biệt là con dưới 36 tháng tuổi thì quyền nuôi con là một vấn đề nhận được sự quan tâm đặc biệt. Thông thường quyền nuôi con trong trường hợp này hầu hết sẽ thuộc về người mẹ. Tuy nhiên nếu người vợ không đủ điều kiện thì người chồng hoàn toàn có quyền giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi nếu đáp ứng được các tiêu chí nhất định.
Quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi ly hôn
Những đứa con sẽ được giao cho cha hoặc mẹ chăm sóc, nuôi dưỡng và bên còn lại sẽ có nghĩa vụ cấp dưỡng và tôn trọng quyền của bên kia. Tuy nhiên đối với con dưới 36 tháng tuổi thì quyền trực tiếp nuôi dưỡng đã được quy định cụ thể.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014: “ Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Như vậy trên nguyên tắc cơ bản thì khi vợ, chồng chính thức ly hôn và có con dưới 36 tháng tuổi thì quyền nuôi con đó sẽ thuộc về người mẹ. Nhưng cần lưu ý, nguyên tắc này có thể bị ảnh hưởng nếu người mẹ không đáp ứng được các điều kiện cần thiết và người cha khi đó sẽ có quyền giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi từ người mẹ.
Giành quyền nuôi con sau ly hôn
Như đã nói, người mẹ sẽ được ưu tiên có quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi ly hôn. Tuy nhiên người cha vẫn có thể thay đổi quyền này nếu thuộc các trường hợp theo quy định tại Điều 84 Luật này, cụ thể là:
– Trường hợp 1: Vợ và chồng có thể tự thỏa thuận để người chồng trực tiếp nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Thỏa thuận này sẽ được tôn trọng nhưng nếu trường hợp thỏa thuận không thành thì Tòa án sẽ quyết định dựa trên cơ sở xem xét bảo đảm cho quyền lợi về mọi mặt của con.
– Trường hợp 2: Trong nguyên tắc quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi ưu tiên cho người mẹ đã thể hiện một rất rõ một trường hợp ngoại lệ khác. Cụ thể người mẹ sẽ không thể có quyền này nếu không có đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Khi đó nếu người chồng hội tụ đủ các yếu tố để đảm bảo việc nuôi dưỡng, giáo dục con tốt hơn người mẹ cụ thể như sự chứng minh về điều kiện kinh tế, môi trường sống, thời gian, sức khỏe,… Đồng thời chỉ ra những vấn đề mà người mẹ đang gặp phải dẫn đến việc không có khả năng chăm sóc và nuôi dưỡng con.
Dựa trên những căn cứ đó, Tòa án sẽ quyết định giao con cho bên có điều kiện tốt nhất để đảm bảo việc trông nom, chăm sóc, giáo dục con. Như vậy, người cha hoàn toàn có khả năng giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp như trên.
Trên đây là chia sẻ của Phan Law Vietnam về việc giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi sau khi ly hôn. Nếu cần sự hỗ trợ về mặt pháp lý, bạn có thể trực tiếp liên hệ về thông tin dưới đây.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn