Khi ly hôn, ngoài việc chia tài sản thì giành quyền nuôi con là một việc rất quan trọng đối với người cha, người mẹ. Vậy, khi muốn giành lại quyền nuôi con sau ly hôn thì cần phải làm gì? Người không trực tiếp nuôi con thì có quyền và nghĩa vụ gì đối với con. Hãy cùng với Phan Law đi tìm hiểu vấn đề này để có thể hiểu rõ hơn. Mong rằng bài viết sẽ hữu ích với hạn.
Muốn giành lại quyền nuôi con sau ly hôn cần làm gì?
Khi ly hôn mà hai vợ chồng không thể thỏa thuận thống nhất ai sẽ là người trực tiếp được quyền nuôi con thì Tòa án sẽ giao cho con một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con (tham khảo Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014). Vì vậy, khi bạn muốn giành được quyền nuôi con thì chứng minh mình đủ điều kiện để đảm bảo quyền lợi về mọi mặt của con như: điều kiện kinh tế, tinh thần,… Cụ thể như sau:
Thứ nhất, điều kiện kinh tế
Cần phải chứng minh được bản thân mình có đầy đủ các điều kiện về vật chất để có thể chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục cho con cái như:
- Thu nhập thực tế
- Công việc ổn định
- Có chỗ ở ổn định (nhà ở hợp pháp)
Để chứng minh được vấn đề này, bạn cần cung cấp cho Tòa án những giấy tờ như: Hợp đồng lao động, bảng lương, giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu đất, sở hữu nhà (sổ đỏ),…, để làm bằng chứng.
Thứ hai, điều kiện tinh thần
Cần phải chứng minh được bản thân mình có đầy đủ các điều kiện về tinh như: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi, giải trí, nhân cách đạo đức của cha mẹ…
Quyền và nghĩa vụ của người không trực tiếp nuôi con ra sao?
Khi không thể giành lại quyền nuôi con sau ly hôn thì bạn có quyền và nghĩa vụ sau (tham khảo Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình 2014):
- Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ phải tôn trọng quyền của con khi sống chung với người trực tiếp nuôi con.
- Người không trực tiếp nuôi dạy con thì phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Mức cấp dưỡng do thỏa thuận của hai vợ chồng có căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng.
- Người không được trực tiếp nuôi dạy con được thăm nom con mà không ai được phép cản trở. Trường hợp, có sự lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc nuôi dưỡng con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người không được trực tiếp nuôi dạy con.
Hy vọng những thông tin trên đây đã giải đáp được những vướng mắc liên quan đến muốn giành lại quyền nuôi con sau ly hôn. Để có thể được tư vấn chi tiết hơn về các trường hợp cụ thể, Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn