Luật phá sản mới nhất tổng hợp các chế tài của Nhà nước để điều chỉnh về thủ tục phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức tín dụng. Trong quá trình phá sản, pháp luật có quy định và hướng dẫn rõ trình tự thực hiện, giải quyết và thanh lý tài sản cho các doanh nghiệp phải tiến hành thủ tục này. Chi tiết hơn bạn có thể tham khảo thông qua nội dung bài viết dưới đây.
Xem thêm:
>> Luật phá sản ngân hàng là gì?
>> Phá sản doanh nghiệp là thủ tục như thế nào?
>> Công ty phá sản và giải thể doanh nghiệp cần những thủ tục gì?
Các quy định về tình trạng phá sản của doanh nghiệp
Khi nào doanh nghiệp phá sản?
Doanh nghiệp rơi vào trạng thái phá sản khi không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán và Tòa án nhân dân có thẩm quyền ra quyết định tuyên bố phá sản.
Ai có quyền mở thủ tục phá sản doanh nghiệp
Đối với những doanh nghiệp thông thường, tại thời điểm quá 03 tháng mà chưa thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ, nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn khác… thì những chủ thể sau được quyền nộp đơn yêu cầu tòa án mở thủ tục phá sản doanh nghiệp:
- Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
- Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
- Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán trong trường hợp Điều lệ công ty quy định.
Các loại chi phí khi thực hiện thủ tục phá sản doanh nghiệp
Theo luật phá sản mới nhất, khi thực hiện thủ tục phá sản phí và lệ phí để tiến hành thủ tục này đúng trình tự
Chi phí, lệ phí phá sản
Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải nộp lệ phí phá sản theo quy định của pháp luật về án phí, lệ phí Tòa án nhân dân. Theo quy định tại Điều 23 Luật Phá sản 2014:
- “Chi phí phá sản được thanh toán từ giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
- Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải nộp tạm ứng chi phí phá sản, trừ trường hợp người nộp đơn quy định tại khoản 2 Điều 5 và điểm a khoản 1 Điều 105 của Luật này.
- Tòa án nhân dân giao cho Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản bán một số tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán để bảo đảm chi phí phá sản. Việc định giá, định giá lại và bán tài sản được thực hiện theo quy định tại các điều 122, 123 và 124 của Luật này.
- Tòa án nhân dân quyết định mức tạm ứng chi phí phá sản, mức chi phí phá sản trong từng trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật và quyết định việc hoàn trả tạm ứng chi phí phá sản, trừ trường hợp người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản vi phạm quy định tại khoản 4 Điều 19 của Luật này.”
Chi phí Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản
Trường hợp có sự tham gia của quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản chi phí sẽ được tính dựa trên thời gian, công sức và kết quả thực hiện nhiệm vụ của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
Thẩm quyền tuyên bố phá sản thuộc về tòa án
Thẩm quyền giải quyết thủ tục phá sản doanh nghiệp
Như đã chia sẻ, Tòa án nhân dân sẽ trực tiếp thực hiện các quy trình về phá sản doanh nghiệp theo luật phá sản mới nhất. Theo quy định tại Điều 8 Luật Phá sản 2014, thẩm quyền giải quyết phá sản của các cấp Tòa án nhân dân được hướng dẫn như sau:
“1. Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp tỉnh) có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã đăng ký kinh doanh hoặc đăng ký hợp tác xã tại tỉnh đó và thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Vụ việc phá sản có tài sản ở nước ngoài hoặc người tham gia thủ tục phá sản ở nước ngoài;
b) Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có chi nhánh, văn phòng đại diện ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau;
c) Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có bất động sản ở nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau;
d) Vụ việc phá sản thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp huyện) mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh lấy lên để giải quyết do tính chất phức tạp của vụ việc.
2. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã có trụ sở chính tại huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đó và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.”
Luật phá sản mới nhất còn có rất nhiều quy định khác nhau để điều chỉnh thủ tục phá sản của doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức tín dụng… Bạn có thể tìm hiểu thêm hoặc trực tiếp trao đổi với luật sư của Phan Law Vietnam thông qua các phương thức dưới đây để được hỗ trợ giải đáp chi tiết cho từng trường hợp.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư