Phá sản doanh nghiệp là gì? Phá sản doanh nghiệp được biết tới là tình trạng một công ty/doanh nghiệp bị làm ăn thua lỗ dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn và bị tòa án cơ quan có thẩm quyền thực hiện theo thủ tục luật định, ra quyết định bắt buộc công ty/doanh nghiệp tiến hành thanh lí tài sản để trả nợ cho các chủ nợ.
Xem thêm:
>> Hướng dẫn đăng ký doanh nghiệp trực tuyến
>> Tư vấn về thành lập doanh nghiệp năm 2021
>> Tìm hiểu về cách thức đăng ký kinh doanh nhanh
Phá sản doanh nghiệp là gì?
Phá sản doanh nghiệp được hiểu như thế nào cho đúng?
Trước tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu phá sản doanh nghiệp là gì. Theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 4, Điều 5 Luật phá sản 2014 thì khi công ty/doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong vòng 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán thì các chủ nợ hoặc chính bản thân công ty/doanh nghiệp mắc nợ được quyền nộp đơn yêu cầu tuyên bố phá sản đến Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền giải quyết
Nếu đủ điều kiện, Tòa án sẽ mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản và tiến hành các hoạt động cần thiết khác. Trong quá trình giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp, Tòa án ưu tiên áp dụng các biện pháp cần thiết để khôi phục doanh nghiệp. Nếu không được, Tòa án sẽ ra quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp. Tài sản của doanh nghiệp được thanh lí để trả cho các chủ nợ theo trật tự luật định.
Những giao dịch nào không có giá trị khi doanh nghiệp bị phá sản?
Theo Điều 59 Luật phá sản 2014, để bảo toàn tài sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, những giao dịch sau đây bị coi là vô hiệu.
- Giao dịch được thực hiện trong thời gian 06 tháng trước ngày Tòa án nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sản
- Giao dịch liên quan đến chuyển nhượng tài sản không theo giá thị trường
- Chuyển khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần bằng tài sản của doanh nghiệp
- Thanh toán hoặc bù trừ có lợi cho một chủ nợ đối với khoản nợ chưa đến hạn hoặc với số tiền lớn hơn khoản nợ đến hạn
- Tặng cho tài sản
- Giao dịch khác với mục đích tẩu tán tài sản của doanh nghiệp
Giao dịch của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán quy định nêu trên được thực hiện với những người liên quan trong thời gian 18 tháng trước ngày Tòa án nhân dân ra quyết định mở thủ tục phá sản thì bị coi là vô hiệu….
Quá trình phá sản doanh nghiệp diễn ra như thế nào?
Quy trình phá sản doanh nghiệp diễn ra như thế nào?
Theo quy định của Luật phá sản 2014 thì quy trình các bước để phá sản doanh nghiệp diễn ra như sau:
Bước 1: Nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Theo Điều 5 Luật phá sản 2014 thì những chủ thể có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản gồm:
Thứ nhất, những người có quyền nộp đơn:
- Chủ nợ
- Người lao động trong trường hợp doanh nghiệp không trả được lương, các khoản nợ khác cho người lao động
- Chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước
- Các cổ đông công ty cổ phần
- Thành viên hợp danh công ty hợp danh.
Thứ hai, chủ thể có nghĩa vụ nộp đơn:
Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản. Khi nhận thấy doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản thì chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp đó.
Bước 2: Phân công Thẩm phán giải quyết đơn
Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu, Chánh án Tòa án sẽ phân công một Thẩm phán hoặc Tổ Thẩm phán giải quyết (tham khảo Điều 31 Luật phá sản 2014)
Bước 3: Xử lý đơn phá sản
Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ khi được phân công, Thẩm phán xử lý đơn như sau:
- Đơn hợp lệ: Thông báo người nộp đơn nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản
- Đơn không hợp lệ: Thông báo cho người nộp đơn sửa đổi, bổ sung đơn
- Đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án khác: chuyển đơn cho tòa án có thẩm quyền
- Trả lại đơn yêu cầu khi người nộp đơn không đúng; không sửa đổi, bổ sung,…
Bước 4: Thụ lý đơn yêu cầu
Tòa án thụ lý đơn yêu cầu khi nhận được biên lai nộp lệ phí phá sản, nộp tạm ứng chi phí phá sản (tham khảo Điều 39 Luật phá sản 2014)
Lưu ý: Nếu thuộc trường hợp không phải nộp lệ, tạm ứng chi phí phá sản thì thời điểm thụ lý được tính từ ngày Tòa án nhận đơn yêu cầu hợp lệ.
Bước 5: Mở thủ tục phá sản
Trong vòng 30 ngày kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu, Thẩm phán sẽ ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản (tham khảo khoản 1 Điều 42 Luật phá sản 2014). Sau đó xác định nghĩa vụ về tài sản và các biện pháp bảo toàn tài sản: Kiểm kê tài sản; lập danh sách chủ nợ; lập danh sách người mắc nợ,…
Bước 6: Triệu tập hội nghị chủ nợ
Triệu tập hội nghị chủ nợ diễn ra nhằm mục đích đề nghị:
- Đình chỉ giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản
- Áp dụng biện pháp phục hồi hoạt động kinh doanh
- Tuyên bố phá sản
Bước 7: Phục hồi hoạt động kinh doanh
Trong vòng 30 ngày kể từ ngày thông qua nghị quyết áp dụng biện pháp phục hồi hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp mất khả năng thanh toán phải xây dựng phương án phục hồi và gửi cho Thẩm phán, chủ nợ, quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản cho ý kiến (tham khảo khoản 1 Điều 87 Luật phá sản 2014)
Bước 8: Tòa án ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản
Khi đã thực hiện xong phương án phục hồi hoạt động kinh doanh hoặc không thực hiện được phương án và hết thời hạn phục hồi mà doanh nghiệp vẫn mất khả năng thanh toán thì Thẩm phán ra quyết định đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh.
Bước 9: Thi hành quyết định tuyên bố phá sản
Cơ quan thi hành án ra quyết định thi hành quyết định tuyên bố phá sản:
Thanh lý tài sản phá sản
Phân chia tiền thu được từ việc bán tài sản của doanh nghiệp cho các đối tượng theo thứ tự phân chia tài sản.
Trên đây là những tư vấn về phá sản doanh nghiệp là gì? Nếu quý khách muốn được giải đáp thắc mắc hay tư vấn chi tiết thêm thì có thể liên hệ với chúng tôi. Vui lòng liên hệ qua website https://phan.vn hoặc theo địa chỉ dưới đây để được giải đáp.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư