Chăm sóc sức khỏe cho người lao động cao tuổi
Sử dụng người lao động chưa thành niên để tăng ca
Có được sử dụng phụ nữ mang thai và nuôi con dưới 12 tháng tuổi để tăng ca?
Phá sản được hiểu là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã khi mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản. Bài viết hôm nay sẽ tư vấn về thứ tự phân chia tài sản của doanh nghiệp khi bị tuyên bố phá sản
Căn cứ Điều 54 Luật phá sản 2014 về thứ tự phân chia tài sản của doanh nghiệp khi bị tuyến bố phá sản như sau:
“1. Trường hợp Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã được phân chia theo thứ tự sau:
a) Chi phí phá sản;
b) Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết;
c) Khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã;
d) Nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có bảo đảm chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.
2. Trường hợp giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi đã thanh toán đủ các khoản quy định tại khoản 1 Điều này mà vẫn còn thì phần còn lại này thuộc về:
a) Thành viên hợp tác xã, hợp tác xã thành viên;
b) Chủ doanh nghiệp tư nhân;
c) Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
d) Thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, cổ đông của công ty cổ phần;
đ) Thành viên của Công ty hợp danh.
3. Nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán theo quy định tại khoản 1 Điều này thì từng đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.”
Hy vọng những thông tin trên đây đã giải đáp được những vướng mắc liên quan đến thứ tự phân chia tài sản của doanh nghiệp khi bị tuyên bố phá sản. Để có thể được tư vấn chi tiết hơn về các trường hợp cụ thể, Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn