Kính gửi Văn phòng luật Phan Law Vietnam, tôi có một vấn đề mong nhận được giải đáp từ Quý công ty như sau:
Tôi và chồng kết hôn được 3 năm. Năm đầu thì anh ấy chịu khó làm ăn, thương vợ như từ khi xa vào bài bạc, rượu chè thì thường xuyên đánh đập tôi, làm được bao nhiêu tiền thì mang đi phá hết bấy nhiêu. Chúng tôi chưa có con chung, bây giờ tôi không thể tiếp tục sống chung với anh ấy nữa. Tôi có thể tự xin ly dị với chồng được không ạ? Thủ tục thực hiện như thế nào?
Xin chân thành cảm ơn.
Xem thêm:
>> Thủ tục ly hôn theo yêu cầu của vợ/chồng khi có bằng chứng ngoại tình của bên còn lại
>> Có thể tiến hành thủ tục ly hôn vắng mặt vợ hay không?
>> Xử lý thủ tục ly hôn khi vợ hoặc chồng đang ở nước ngoài như thế nào?
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng để chia sẻ thắc mắc của mình đến Phan Law Vietnam. Đối với trường hợp mà bạn đang gặp phải, chúng tôi xin phép được giải đáp thắc mắc và tư vấn dựa trên những quy định của pháp luật hiện hành như sau:
Thế nào là ly dị
Từ “ly dị” được chúng ta thường sử dụng hàng ngày, còn “ly hôn” thì là một thuật ngữ được quy định trong luật. Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Như vậy, ly hôn hay còn gọi là ly dị là căn cứ chấm dứt mối quan hệ vợ chồng đã được pháp luật thừa nhận trước đó.
Ly hôn do bị bao lực gia đình.
ly dị do bị chồng bạo lực gia đình
Tại khoản 1 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn như sau: “1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.”.
Trong trường hợp của bạn, bạn có thể tự mình yêu cầu ly hôn nếu chồng bạn không đồng ý hoặc cả hai vợ chồng bạn đã thỏa thuận rồi quyết định ly hôn. Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014, có hai hình thức ly hôn là thuận tình ly hôn và ly hôn theo yêu cầu của một bên hay được gọi là ly hôn đơn phương. Cụ thể:
Thuận tình ly hôn: Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.
Ly hôn theo yêu cầu của một bên (đơn phương ly hôn): Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
Hồ sơ ly dị
Pháp luật hiện hành không có quy định cụ thể về những giấy tờ yêu cầu giải quyết vấn đề ly dị. Tuy nhiên, thông qua kinh nghiệm thực tế, hồ sơ cần chuẩn bị gồm:
- Đơn yêu cầu giải quyết ly dị có thể viết tay, đánh máy hoặc mua tại tòa (đơn phương hoặc thuận tình);
- Bản chính giấy chứng nhận kết hôn của vợ chồng;
- Bản sao có công chứng, chứng thực CMND, CCCD, sổ hộ khẩu của 2 bên vợ chồng;
- Bản sao giấy khai sinh của các con;
- Các giấy tờ về tài sản như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy tờ xe, sổ tiết kiệm…
Bạn là người yêu cầu giải quyết ly hôn, nên phải cần chuẩn bị đầy đủ để nộp đến tòa án có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết.
Ly dị do bị chồng bạo lực gia đình.
Thủ tục ly dị
Thủ tục ly dị được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ yêu cầu ly hôn
Nộp hồ sơ yêu cầu ly hôn tại Tòa án cấp huyện nơi cư trú của hai vợ chồng (vợ chồng có thể thỏa thuận nơi giải quyết vụ án nếu) hoặc nơi cư trú của bị đơn (nếu bạn ly hôn đơn phương thì cần nộp đơn tại nơi cư trú của chồng bạn). Cần chọn đúng thẩm quyền nộp đơn ly hôn để tránh trường hợp bị trả lại đơn ly hôn (nếu trong trường hợp có vướng mắc nên nhờ luật sư tư vấn).
Bước 2: Khuyến khích hòa giải ở cơ sở
Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hòa giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở.
Bước 3: Thụ lý đơn yêu cầu ly hôn
Sau khi nhận hồ sơ hợp lệ, Tòa án sẽ thụ lý giải quyết và ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí đối với người nộp đơn. Đương sự nộp tiền tạm ứng án phí cho chi cục thi hành án dân sự cấp huyện (nếu là Tòa cấp tỉnh giải quyết thì nộp tại cấp tỉnh) và nộp lại biên lai nộp tiền cho Tòa án.
Bước 5: Hòa giải tại Tòa án
Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Bước 6: Mở phiên tòa giải quyết ly hôn
Khi một trong hai bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà Tòa án tổ chức hòa giải không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu xảy ra các trường hợp: có căn cứ chứng minh về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình; có căn cứ cho thấy một trong hai bên vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm rơi tình trạng trầm trọng khiến cho đời sống chung của vợ chồng không thể không thể tiếp tục, mục đích của hôn nhân mà cả hai hướng tới không đạt được.
Ở đây nếu bạn cần có căn cứ chứng minh được chồng bạn có hành vi bạo lực gia đình, hoặc chồng bạn có những hành vi chơi bài bạc khiến cho cuộc sống hôn nhân trở nên trầm trọng, không thể kéo dài thêm.
Bước 6: Chấm dứt hôn nhân và trách nhiệm gửi bản án, quyết định ly hôn
- Quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
- Tòa án đã giải quyết ly hôn phải gửi bản án, quyết định ly hôn đã có hiệu lực pháp luật cho cơ quan đã thực hiện việc đăng ký kết hôn để ghi vào sổ hộ tịch; hai bên ly hôn; cá nhân, cơ quan, tổ chức khác theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự và các luật khác có liên quan.
Trên đây là tư vấn của Phan Law Vietnam xin được thông tin đến quý khách. Nếu còn vướng mắc hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ thông tin dưới đây để có thể được giải đáp nhanh nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư