Đời sống hôn nhân không hạnh phúc khiến cả hai bên vợ chồng đều mệt mỏi. Pháp luật cho phép các cặp vợ chồng không đạt được mục đích hôn nhân có quyền yêu cầu ly hôn, chấm dứt sự ràng buộc không mong muốn. Ly hôn là thủ tục được pháp luật quy định, điều chỉnh và hướng dẫn cụ thể. Cùng Phan Law Vietnam tìm hiểu xem liệu ly hôn cần giấy tờ gì để thực hiện thủ tục này dễ dàng hơn.
>>>> Tìm hiểu thêm về ly hôn đơn phương: Thời hạn giải quyết thủ tục ly hôn thuận tình <<<<
Ly hôn là gì? Ly hôn cần giấy tờ gì?
Theo định nghĩa tại khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 (Luật HN&GĐ): “Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.”. Như vậy, có thể thấy dù hai vợ chồng thuận tình ly hôn hay đơn phương ly hôn đều phải tiến hành thủ tục tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền và chờ quyết định từ Tòa. Có thể thấy, bản chất của việc ly hôn chính là một vụ việc dân sự (trong trường hợp hai bên thuận tình) hoặc tranh chấp dân sự (trong trường hợp đơn phương ly hôn) nhằm chấm dứt một mối quan hệ được pháp luật bảo hộ.
Vậy thủ tục ly hôn cần giấy tờ gì? Bạn cần chuẩn bị các tài liệu pháp lý liên quan trực tiếp đến cuộc hôn nhân của hai vợ chồng như:
- Đơn xin ly hôn: nêu rõ lý do tại sao muốn ly hôn
- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn
- Các giấy tờ tùy thân: chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu, sổ hộ khẩu..
- Giấy khai sinh của con (nếu có con chung)
- Các giấy tờ chứng minh tài sản riêng, tài sản vợ chồng… (nếu có tranh chấp về tài sản)
Tất cả tài liệu trên bạn tổng hợp lại thành một bộ và nộp đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền để được hướng dẫn, giải quyết.
Thẩm quyền giải quyết ly hôn của Tòa án
Sau khi biết thủ tục ly hôn cần giấy tờ gì, bạn cần tìm hiểu Tòa án nhân dân nào là nơi bạn cần phải nộp hồ sơ. Ly hôn được chia thành thuận tình ly hôn và đơn phương ly hôn, ngoài ra đối với các vụ ly hôn có yếu tố nước ngoài đều có những quy định hướng dẫn về Tòa thụ lý khác nhau. Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định thẩm quyền xử lý ly hôn theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Cụ thể:
Thứ nhất, đối với trường hợp ly hôn có yếu tố nước ngoài
- Thẩm quyền xử lý các vụ việc, tranh chấp về hôn nhân gia đình thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại khoản 3 Điều 35 và Điều 37 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015
- Thẩm quyền giải quyết hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam thuộc về Tòa án nhân dân cấp Huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam theo quy định tại khoản 4 Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
Thứ hai, đối với trường hợp ly hôn thông thường
Tòa án nhân dân cấp Huyện có thẩm quyền giải quyết ly hôn đối với các trường hợp ly hôn thông thường không có yếu tố nước ngoài theo quy định tại Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. Cụ thể hơn, trong trường hợp đơn phương ly hôn bạn cần phải nộp hồ sơ đến Tòa án nhân dân cấp Huyện nơi bên còn lại đang sinh sống, làm việc để phù hợp với quy định tại điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
Trên đây là các thông tin giải đáp cho thắc mắc ly hôn cần giấy tờ gì cũng như những quy định pháp lý cần thiết xoay quanh vấn đề ly hôn. Chi tiết hơn cho từng trường hợp, bạn có thể trực tiếp trao đổi với đội ngũ các luật sư và chuyên viên pháp lý chuyên nghiệp của Phan Law Vietnam thông qua các phương thức liên hệ dưới đây:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn